Hôm nay, tuyên án 21 bị cáo vụ 'Chuyến bay giải cứu'

Vào 10h sáng nay (27/12), Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên án 21 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ "Chuyến bay giải cứu".

Với diễn biến trong hai ngày xét xử ghi nhận các bị cáo đều thành khẩn khai báo, bày tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi, trừ bị cáo Trần Minh Tuấn - Giám đốc Công ty Thái Hòa, tiếp tục kêu oan.

Khi nêu quan điểm luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử giảm án cho bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Điều tra viên Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) từ án chung thân xuống 20 năm tù giam tội " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự) được đề nghị giảm từ chung thân xuống 20 năm tù tội "Nhận hối lộ"; các bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); Đỗ Hoàng Tùng (cựu Cục phó Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an); Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam), được đề nghị giảm từ 9 tháng đến 4 năm tù, cấp sơ thẩm tuyên họ từ 6 - 16 năm tù giam với tội "Nhận hối lộ". Cũng với tội danh "Nhận hối lộ", bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu cán bộ thuộc Bộ Y tế) và Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) bị đề nghị án sơ thẩm tù chung thân.

Nhóm bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm.

Đối với nhóm bị kết tội "Đưa hối lộ", các bị cáo gồm Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky); Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky); Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty Minh Ngọc); Lê Văn Nghĩa (cựu Giám đốc Công ty Nhật Minh); Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife); Lê Thị Ngọc Anh (cựu cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng), được đề nghị giảm án từ 3 - 12 năm xuống còn  6 - 12 tháng tù.

Hai bị cáo còn lại là Phạm Bích Hằng (lao động tự do); Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình), bị đề nghị y án lần lượt 20 tháng tù và 7 năm tù với cùng tội danh "Đưa hối lộ".

Các bị cáo gồm Nguyễn Hoàng Linh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) được đề nghị 30 tháng tù treo (tòa sơ thẩm 30 tháng tù); Đặng Minh Phương (cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) 18 tháng tù treo (tòa sơ thẩm tuyên 18 tháng tù) với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Với nhóm bị cáo phạm tội "Môi giới hối lộ", ông Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty xúc tiến thương mại Du lịch Việt Nam) bị đề nghị 36 tháng tù treo (cấp sơ thẩm ba năm tù); Phạm Thị Kim Ngân (cán bộ Tạp chí Thanh tra) được đề nghị giảm từ 15 tháng tù xuống hai tháng tù.

Bị cáo Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa), bị đề nghị án sơ thẩm 18 năm tù, cho hai tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đưa hối lộ".

Điểm đáng chú ý trong phiên phúc thẩm lần này liên quan đến bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (Thiếu tướng, cựu Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội) được Viện kiểm sát đề nghị giảm từ 5 năm xuống còn từ 4 năm hoặc 4 năm 6 tháng. Trước đó, ông Tuấn nộp đơn kháng cáo, song rút lại với mong muốn được đi chấp hành án sớm.

Vợ ông Tuấn kháng cáo đề nghị trả cho gia đình bà 210.000 USD, 146 lượng vàng bị thu khi bị khám nhà và bỏ lệnh phong tỏa số tiền một tỷ đồng tại ngân hàng. Viện kiểm sát đề nghị kháng cáo này phù hợp nên đề nghị tòa chấp thuận, bởi ông Tuấn đã khắc phục hậu quả.

Người thứ hai là bị cáo Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) cũng được đề nghị giảm 6 - 12 tháng tù. Theo Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, ông Thái vì muốn trục lợi đã lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Dù ông không kháng cáo nhưng đã nộp lại đủ số tiền hưởng lợi, việc giảm án cho ông Thái là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thị trấn Kiến Xương (Kiến Xương,Thái Bình) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

5 tổ công tác đặc biệt của Công an Hà Nội đã đồng loạt xuống đường làm nhiệm vụ. Các tổ công tác đặc biệt này có nhiệm vụ chính là tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự, an toàn giao thông - nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.

Mũ bảo hiểm là thứ không thể thiếu khi tham gia giao thông, nhưng những chiếc mũ kém chất lượng lại là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Nếu chẳng may xảy ra tai nạn, những chiếc mũ bảo hiểm giá rẻ không chỉ vô dụng mà thậm chí còn gây hại cho chính người sử dụng.

Hình ảnh vụ tai nạn trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) được chia sẻ trên nhóm Facebook về giao thông mới đây thu hút hàng trăm bình luận. Trong đó, phần lớn các ý kiến bày tỏ bức xúc trước việc những người đạp xe dàn ngàng ngang trên đường.

Ngày 19/5, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã hoàn tất hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với N.Đ.A (sinh năm 2008 ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) về hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật, bôi xấu hình ảnh lực lượng công an nhân dân trên mạng xã hội.

Thông tin từ Cục CSGT, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, đã ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội gây rối trật tự công cộng. 4 người bị khởi tố liên quan đến vụ đỗ ô tô giữa đường và di chuyển dàn hàng ngang để chụp ảnh hồi tháng 4 vừa qua.