Hơn 100 đơn vị tham gia Hội Báo toàn quốc 2022 từ ngày 13-15/4 tại Bảo tàng Hà Nội
Hội Báo toàn quốc 2022 được Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội từ ngày 13- 15/4, sau hai năm tạm hoãn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Thông tin tại cuộc họp báo, Ban tổ chức cho biết, tính đến hiện tại đã có hơn 100 đơn vị tham gia Hội Báo toàn quốc năm nay. Đặc biệt, có 18 gian chuyên đề lớn của các cơ quan ngôn luận như Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các trường đại học về báo chí... Đặc biệt có 3 đơn vị đăng ký gian hàng với số lượng lớn (5 gian hàng) như Báo Nông thôn Ngày nay... ; Có 56/63 tỉnh thành đăng ký gian hàng tại ngày hội này.
Hội Báo toàn quốc 2022 được tổ chức trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là hoạt động có ý nghĩa của giới báo chí nước nhà, đúng dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2022), hướng tới kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022) và các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, của Thủ đô diễn ra trong năm 2022.
Hội Báo toàn quốc 2022 không chỉ là ngày hội của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước mà còn là lời khẳng định đất nước đã chuyển sang giai đoạn bình thường mới sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; là dịp tôn vinh sự phát triển mạnh mẽ, những thành tích to lớn của Báo chí Việt Nam, quảng bá những sản phẩm báo chí gắn với hoạt động lao động, sáng tạo của các nhà báo trong cả nước.
Đồng thời, tăng cường giao lưu, gặp gỡ giữa người làm báo với công chúng, qua đó khích lệ giới báo chí thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của nhân dân; nâng cao vai trò và uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam trong đời sống báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Hội báo cũng là dịp để biểu dương và động viên những cống hiến lớn lao của các đơn vị, cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp báo chí cách mạng.
Được tổ chức trên quy mô quốc gia với sự tham gia rộng rãi của các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo cả nước, Hội Báo toàn quốc 2022 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, có sức lôi cuốn như: Tổ chức trưng bày các ấn phẩm báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu đầu năm 2022 (Bao gồm Báo Tết Dương lịch, số Xuân Nhâm Dần 2022 - Tất niên - Tân niên).
Đặc biệt, tại Hội Báo toàn quốc 2022 sẽ có rất nhiều hoạt động có ý nghĩa về chính trị, xã hội, nghề nghiệp tạo điểm nhấn, làm nên nét đặc sắc cho Hội báo như: Lễ trưng bày “100 năm Báo Le Paria” (Người Cùng Khổ); Triển lãm ảnh báo chí “Những nẻo đường xuân”; Diễn đàn “Vấn đề hôm nay: Chuyển đổi số”; Tọa đàm “Chuyện nghề: Hai chữ Nhân Văn”; Chương trình ca nhạc “Giọng hát hay những người làm báo”.Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2022 còn có các hoạt động chào mừng Hội Báo toàn quốc do Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đoàn thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Đại học KHXH&NV Hà Nội tổ chức.
Tại Hội Báo toàn quốc 2022, Ban Tổ chức sẽ trao các Giải: "Bìa báo Tết ấn tượng"; "Giao diện báo điện tử ấn tượng"; "Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình ấn tượng”. Ngoài ra, còn có Giải “Ấn tượng báo chí 2022” (01 A,01 B, 01C) dành cho tập thể hoặc cá nhân tổ chức sự kiện/hoạt động hấp dẫn, có dấu ấn trong khuôn khổ Hội báo.
Khoản 1, Điều 21, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.
UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
UBND huyện Mê Linh quyết định kéo dài thời gian tổ chức festival hoa đến hết Tết Dương lịch (1/1/2025), nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.
Tối qua (29/12), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn" tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
0