Hưng Yên: 'chuyên nghiệp hoá' 15 sản phẩm chủ lực
Sáng 8/11, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh Hưng Yên, Sở Công thương tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2827/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Hưng Yên.
Tại Hội nghị, đại diện Sở Công Thương đã báo cáo kết quả thực hiện Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025, đánh giá hiệu quả đã đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai giai đoạn tiếp theo. Sở đã chủ trì triển khai hỗ trợ 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh, phát triển thương hiệu, chuyên nghiệp hóa trong sản xuất và kinh doanh thương mại, đúng với mục tiêu của Đề án, là thúc đẩy các sản phẩm chủ lực của tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Cũng tại Hội nghị, Sở Công Thương đã tổ chức hoạt động trưng bày, quảng bá và kết nối tiêu thụ các sản phẩm chủ lực tỉnh.
Các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên đang trên đà phát triển mạnh mẽ, từng bước thay đổi để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sử dụng tài sản trí tuệ là một công cụ hữu hiệu để phát triển. Sở Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo, tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đồng thời đổi mới sáng tạo về nội dung và phương thức thực hiện, nâng cao hiệu quả của Đề án.
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Hưng Yên hiện nay có 01 chỉ dẫn địa lý, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 18 nhãn hiệu tập thể, cùng rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa và tài sản trí tuệ khác, hầu hết các nhãn hiệu cộng đồng này được cấp cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, thuộc nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thủ công mỹ nghệ…
Việc triển khai Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 là hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với việc khai thác, sử dụng, kinh doanh thương mại sản phẩm chủ lực sau khi đã được hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, biến tài sản trí tuệ thành động lực cho sự phát triển của các sản phẩm, đóng góp vào quá trình phát triển chung của tỉnh, góp phần làm giàu và phát huy đầy đủ những giá trị cốt lõi của văn hóa Phố Hiến xưa và Hưng Yên ngày nay, làm nên "Kỳ tích sông Hồng".
Trong không khí nhân dân cả nước sôi nổi chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Việc Hà Nội dự kiến từ đầu năm 2025 sẽ hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm tại 5 khu vực, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030 đang nhận được nhiều ý kiến của người dân và để chủ trương khi triển khai đạt hiệu quả đòi hỏi một lộ trình phù hợp và thấu đáo.
Từ cuối tháng 12 năm 2024, những quy định mới nhất về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet sẽ chính thức có hiệu lực. Nếu không xác thực tài khoản bằng số tài khoản thì người dùng không thể đăng tải nội dung hoặc livestream trên Facebook.
Trong một tình huống vừa được đăng tải trên các diễn đàn, một ô tô con đã cố tình vượt xe nơi khuất tầm nhìn dẫn đến tai nạn cho hai em học sinh đi xe máy.
Đề xuất xây trại giam riêng cho người chưa thành niên không chỉ thể hiện tính nhân văn, sâu sắc với người chưa thành niên mà còn là cơ hội để các em cải tạo, học tập, rèn luyện tốt hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm gia tăng số lượng lớn tội phạm vị thành niên trong khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn thì đây vẫn là giải pháp hữu ích được khuyến khích trong tương lai.
Công an quận Ba Đình (Hà Nội) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Mạnh Tân (sinh năm 2005; ở xã Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) về hành vi "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm".
0