Hungary bác bỏ lệnh bắt giữ ông Netanyahu của ICC

Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".

Phát biểu của Thủ tướng Hungary ông Orban trái ngược với danh sách dài các nhà lãnh đạo châu Âu đã hứa sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)  .

Thủ tướng Ireland ông Simon Harris ngày 22/11 cho biết đất nước ông sẽ chuẩn bị bắt giữ thủ tướng Israel nếu ông đến Ireland. Trả lời đài truyền hình quốc gia RTE khi được hỏi liệu thủ tướng Netanyahu có bị bắt giữ nếu ông đến Ireland vì bất kỳ lý do gì hay không? Ông Harris cho biết: “Chúng tôi ủng hộ các Tòa án Hình sự quốc tế và chúng tôi áp dụng lệnh của họ,”.  Nếu làm như vậy, thì ông Harris đã làm theo một số nước châu Âu khác khi tuyên bố họ sẽ tôn trọng cáo buộc của ICC.

Một số quốc gia như: Hà Lan , Na Uy, Thụy Sĩ, Italia, Tây Ban Nha và Slovenia đều tuyên bố họ sẽ thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình liên quan đến Quy chế Rome - hiệp ước thành lập ICC - và luật pháp quốc tế, mặc dù chỉ một số quốc gia trong số đó tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ bắt giữ Thủ tướng Netanyahu.

Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel ông Yoav Gallant và Thủ tướng Israel ông Benjamin Netanyahu.

Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ vào thứ Năm ngày 21/11 đối với Thủ tướng Israel ông  Netanyahu và cựu bộ trưởng quốc phòng ôngYoav Gallant, cũng như chỉ huy quân sự Hamas Mohammed Deif, vì những cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.

Trong khi một số quốc gia ủng hộ hoàn toàn ICC, một số quốc gia khác lại thận trọng hơn. Bộ trưởng ngoại giao Pháp  ông Christophe Lemoine ngày 22/11 đã tìm cách hạ thấp phản ứng ban đầu của nước này đối với quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế về việc ban hành lệnh bắt giữ thủ tướng Israel và cựu bộ trưởng quốc phòng.

Trong một tuyên bố, ông Lemoine cho biết Pháp đã ghi nhận quyết định này, vốn không phải là phán quyết, và rằng "đúng với cam kết lâu dài của mình trong việc hỗ trợ công lý quốc tế, nước Pháp tái khẳng định sự gắn bó của mình với công việc độc lập của Tòa án."

Tương tự, người phát ngôn của thủ tướng Anh ông Keir Starmer cho biết đất nước Anh tôn trọng tính độc lập của ICC nhưng không xác nhận liệu Anh có duy trì lệnh bắt giữ hay không.

Ông Benjamin Netanyahu, bên trái, và ông Viktor Orban tại quốc hội ở Budapest, Hungary, vào ngày 18 tháng 7 năm 2017.

Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban người nắm giữ chức chủ tịch luân phiên sáu tháng của Liên minh châu Âu, phát biểu trên đài phát thanh nhà nước Hungary rằng lệnh bắt giữ của ICC là "sai" và cho biết nhà lãnh đạo Israel sẽ có thể tiến hành đàm phán ở Hungary "trong điều kiện an toàn đầy đủ".

“Hôm nay tôi sẽ mời thủ tướng Israel, ngài Netanyahu, đến thăm Hungary. Trong lời mời đó, tôi sẽ đảm bảo với ông ấy rằng nếu ông ấy đến, phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ không có hiệu lực ở Hungary và chúng tôi sẽ không tuân thủ nội dung của phán quyết đó”, Thủ tướng Orban cho biết.

Kể từ khi ông Orban và đảng Fidesz theo chủ nghĩa dân tộc của ông lên nắm quyền năm 2010, ông Orban và ông Netanyahu đã xây dựng mối quan hệ chính trị chặt chẽ. Thủ tướng Netanyahu đã đến thăm Budapest vào năm 2017.

Các nhà lãnh đạo Israel và Nhà Trắng đã lên án mạnh mẽ quyết định của ICC, trong khi người đứng đầu chính sách đối ngoại EU ông Josep Borrell cho biết các lệnh bắt giữ này không mang tính chính trị và tất cả các quốc gia thành viên EU nên tôn trọng và thực hiện phán quyết của tòa án.

Trong khối EU, Hungary và Cộng hòa Séc là những nước ủng hộ mạnh mẽ Israel. Bộ Ngoại giao Séc, phản hồi lại quyết định của ICC, cho biết Séc sẽ tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình. Tuy nhiên, Thủ tướng Séc ông Petr Fiala gọi quyết định của ICC là "đáng tiếc" và phát biểu trên X vào cuối ngày 21/11 rằng: "Động thái này đã làm suy yếu thẩm quyền của tòa trong các trường hợp khác khi nó đánh đồng các đại diện được bầu của một quốc gia dân chủ với các nhà lãnh đạo của một tổ chức khủng bố Hồi giáo".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 23/12 theo giờ địa phương, tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou đã chính thức thành lập nội các của mình. Điện Elysee, dinh Tổng thống Pháp, công bố danh sách thành viên nội các mới nhất.

Ngày 23/12, lực lượng cảnh sát quốc gia Pháp cho biết số lượng các hành vi bài Do Thái ở quốc gia này đã tăng ở mức kỷ lục 270% trong 10 tháng năm nay, so với cùng kỳ năm 2022.

Ngày 23/12, nhà chức trách Nhật Bản thông báo sẽ ra lệnh ngừng và hủy bỏ đối với Google, với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản đưa ra động thái pháp lý đối với công ty công nghệ của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmail Baghaei ngày 23/12 ra tuyên bố khẳng định Tehran ủng hộ sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Trả lời phỏng vấn, Đại sứ Nga tại Đức, ông Sergey Nechayev cho biết nước này một lần nữa cảnh báo Đức không nên tiến hành bất kỳ hành động thù địch nào nhằm vào nước Nga nếu không muốn bị đáp trả, trong đó có việc cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine và cho phép Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ Đức.

Quân đội Nga ngày 22/12 kiểm soát hai khu định cư ở khu vực Donbass và Vùng Kharkov; trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine thừa nhận tình hình căng thẳng trên toàn bộ tiền tuyến.