Hướng tới cội nguồn trong ngày lễ Vu Lan

Bắt nguồn từ một điển tích trong kinh Phật nói về sự báo đền công ơn đối với đấng sinh thành, đại lễ Vu Lan diễn ra vào tháng Bảy âm lịch hàng năm đã trở thành lễ hội đề cao chữ Hiếu trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt. Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo, tâm linh mà còn là biểu tượng của “văn hóa tình người”.

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này, bà Phùng Thị Bích Huệ ở quận Ba Đình, TP Hà Nội lại cùng các anh chị em trong gia đình đến thăm mộ mẹ. Với gia đình bà Huệ, lễ Vu Lan là dịp để tưởng nhớ, ghi tạc ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, là lúc gợi nhắc đạo lý "uống nước nhớ nguồn" đối với các thế hệ con cháu trong gia đình.

Bà Phùng Thị Bích Huệ chia sẻ: "Trước đây, trong lễ Vu Lan người Việt Nam ta hay đi viếng mộ những người đã mất, nhưng ngày nay những hoạt động mang ý nghĩa báo hiếu đã mở rộng và phong phú hơn rất nhiều. Tất cả những hoạt động đó đang trở thành truyền thống của mỗi gia đình".

Đây là thời điểm nhớ về những người sinh ra ta và có những hành động báo hiếu đẹp đẽ

Những ngày này tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên, dù tiết trời nắng nóng, nhưng từ sáng sớm đã có rất đông người dân Thủ đô tới đây để tưởng nhớ, tri ân người thân đã khuất. Ai cũng tự dặn lòng mình hãy luôn yêu thương, kính trọng mẹ cha khi còn có thể.

Chị Đinh Thị Hạnh đến từ phường Quan Hoa, qquận Cầu Giấy tâm sự: "Mỗi mùa Vu Lan đến, mình muốn dành một ngày để tĩnh tâm, suy nghĩ về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ dành cho mình. Và mình luôn cầu mong mỗi một năm qua đi mình vẫn còn cha, còn mẹ ở bên mình. Với mình đấy là ước nguyện và là điều hạnh phúc to lớn nhất".

Theo quan điểm Phật giáo, hạnh hiệu chính là hạnh Phật vì vậy mỗi khi mùa Vu Lan đến cũng là lúc để những người con, người cháu, hướng về gia đình, cội nguồn để cùng nhau thực hiện đạo lý, truyền thống văn hóa tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt.

Mỗi bông hòa cài áo, mỗi chiếc hoa đăng, sẽ mang theo tấm lòng hiếu thảo đến đấng sinh thành

Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng - Lạc Hồng Viên  cho biết: Hằng năm, chùa Kim Sơn Lạc Hồng đều long trọng tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp củ dân tộc Việt và cũng để nhắc nhở những người con Phật hướng tới cội nguồn, trong đó có cha mẹ, ông bà, những chân linh người thân và tưởng nhớ những người có công với đất nước, xã hội".

Trong mùa Vu Lan, mỗi bông hồng được cài lên áo, mỗi chiếc hoa đăng được thả xuống đều mang theo những lời nguyện ước… tất cả đều làm ngời sáng tinh thần, truyền thống hiếu hạnh được người Việt gìn giữ bao đời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đảo Lý Sơn bắt đầu có gió to, sóng lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới. Từ 12h trưa nay, Quảng Ngãi sẽ cấm tất cả các tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại).

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bắt đầu hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền, đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện tại các khu vực tránh trú bão. Lệnh cấm biển bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 19/9.

Sáng 18/9, thông tin cụ thể về diễn biến áp thấp nhiệt đới, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo về hiện tượng lũ quét có thể xảy ra tại Trung Bộ.

Hồi 10 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức một số chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4 khiến nhiều địa phương ở miền Trung bắt đầu có mưa lớn kéo dài.