Israel đột kích bắt một sỹ quan của Hezbollah
Nhóm biệt kích Shayetet 13 đã đổ bộ và đột kích vào một ngôi nhà gỗ trên bờ biển Batroun, phía nam Tripoli. Theo các báo cáo ở Liban, Amhaz đã bị biệt kích bắt khỏi tòa nhà và đưa ra khỏi khu vực bằng tàu cao tốc. Hiện tại, ông đang bị đơn vị 504, chuyên về HUMINT hay tình báo con người, thuộc Cục Tình báo Quân đội Israel thẩm vấn.
Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương, hơn 25 người có vũ trang đã đổ bộ vào Batroun, cách Beirut khoảng 50km (31 dặm) về phía bắc, và bắt giữ người đàn ông, sau đó quay trở lại thuyền của họ và rời khỏi khu vực.
Cơ quan Thông tấn Quốc gia (NNA) của Liban cho biết một "lực lượng quân sự không xác định đã thực hiện một cuộc đổ bộ trên biển" vào bờ biển Batroun vào lúc rạng sáng thứ Sáu.
Cuộc đột kích chưa từng có
Theo Al Jazeera, đây là cuộc đột kích "chưa từng có".
"Đây là miền Bắc Liban, không phải là vùng ngoại ô phía nam hay các khu vực biên giới nơi chúng ta thấy quân đội Israel đang hoạt động. Đây là một cuộc đột kích chưa từng có".
"Đây là một sự cố rất nghiêm trọng. Trong suốt một thời gian dài, không thấy một vụ giải cứu hay bắt cóc nào như thế này. Đây là điều mà chính quyền Liban sẽ xem xét nghiêm túc. Họ đã có mặt ở đây rồi".
Nhóm vũ trang Hezbollah của Liban đã đưa ra tuyên bố mô tả vụ việc là "hành động xâm lược của những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái ở khu vực Batroun".
Bắt Amhaz, Israel hy vọng sẽ tìm hiểu được các hoạt động hải quân của Hezbollah.
Câu hỏi về vai trò của UNIFIL
Thủ tướng Liban Najib Mikati đã kêu gọi điều tra vụ bắt cóc. Ông Mikati đã tham khảo ý kiến của quân đội Liban và các quan chức UNIFIL của Liên hợp quốc và kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao Abdallah Bou Habib nộp đơn khiếu nại khẩn cấp lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Bộ Công chính và Giao thông vận tải Liban Ali Hamieh đã trích dẫn Cơ quan Thông tấn Quốc gia của nước này nói rằng, người bị bắt cóc, Ahmaz là một sĩ quan hải quân dân sự. Ông cho biết người đàn ông này đã bị bắt cóc chỉ cách nhà ông 100 mét và đặt câu hỏi tại sao Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhằm giải quyết cuộc chiến năm 2006 giữa Israel và Hezbollah, lại không được thực hiện.
Nhà báo Israel Barak Ravid đã trích dẫn một nguồn tin giấu tên của Israel tuyên bố Amhaz được cho là một thành viên cấp cao của lực lượng hải quân Hezbollah.
“Có sự liên lạc với UNIFIL vì bờ biển Liban được UNIFIL giám sát. Nhiệm vụ của UNIFIL là giám sát bờ biển Liban theo định kỳ từ Naqoura đến Arida”, Bộ trưởng Hamieh nói về Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc – lực lượng mà Israel đã nhiều lần tấn công trong những tuần gần đây.
Người ta đặt câu hỏi về vai trò của UNIFIL trong cuộc đột kích của Israel. Tuy nhiên, UNIFIL phủ nhận mọi sự liên quan đến vụ bắt giữ chỉ huy hải quân Hezbollah. Một phát ngôn viên của Liên hợp quốc được kênh Asharq News của Saudi trích dẫn nói rằng:
"UNIFIL không tạo điều kiện cho bất kỳ vụ bắt cóc hoặc bất kỳ hành vi vi phạm chủ quyền nào khác của Liban"."Việc phát tán thông tin sai lệch và tin đồn vô căn cứ là vô trách nhiệm và gây nguy hiểm cho lực lượng gìn giữ hòa bình".
Trước đó, có thông tin cho rằng chỉ huy hải quân Hebollah đã bị bắt trong một cuộc đột kích của Israel ở miền bắc Liban. Việc này được thực hiện phối hợp với Hải quân Đức hoạt động trong lực lượng UNIFIL.
Cuộc đột kích ban đêm hiếm hoi ở miền bắc Liban diễn ra khi quân đội Israel tiếp tục không kích một số khu vực gồm Nabatieh, thung lũng Bekaa và các thành phố cổ Tyre và Baalbek.
Shayetet 13 là ai?
Lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Israel (Shayetet 13) tương tự như SEAL của Mỹ và đây là một trong những đơn vị biệt kích hàng đầu thế giới. Shayetet 13 hay còn gọi là S-13, từ khi thành lập đã tham gia hầu hết các cuộc chiến cũng như một số hoạt động đặc biệt của quốc gia này. Nhiệm vụ chính của S-13 là đổ bộ đường biển, chống khủng bố, phá hoại sau lưng địch, giải cứu con tin. Đây là lực lượng bí mật hàng đầu của Israel, tất cả các thông tin về hoạt động của S-13 đều được giữ ở mức bảo mật cao nhất. Thậm chí, dù ra đời từ năm 1948 và tham gia rất nhiều hoạt động chiến tranh đặc biệt của Israel nhưng mãi đến 1960 dư luận mới biết đến sự tồn tại của S-13.
S-13 được chia thành 3 đơn vị nhỏ với những chức năng chuyên biệt. Đầu tiên là nhóm biệt kích, chuyên thực hiện những hoạt động trinh sát và tấn công trực tiếp trên đất liền còn trên biển thì nhiệm vụ là tiêu diệt khủng bố và cứu con tin. Nhóm thứ 2 là đặc nhiệm dưới nước, với nhiệm vụ tấn công và phá hoại dưới nước, trinh sát các mục tiêu bờ biển. Cuối cùng là nhóm hoạt động trên mặt nước với chức năng tấn công các phương tiện nổi, đảm nhận nhiệm vụ triển khai quân của tất cả các nhóm đến các mục tiêu.
S-13 đã có mặt trong tất cả các cuộc chiến của Israel với nhiệm vụ chủ yếu là trinh sát nâng cao, thâm nhập trong lòng địch và phá hoại cơ sở vật chất của đối phương. Trong cuộc chiến với Liban đầu những năm 1980, S-13 đã chứng minh sức mạnh của mình với hàng chục các hoạt động riêng rẽ gây thiệt hại về cả binh lính và khí tài cho Hezbollah.
Kể từ năm 2000, S-13 đã có nhiều chiến công trong việc do thám, bắt giữ và đánh chặn thành công nhiều tàu chở vũ khí buôn lậu đang trên đường đến Palestine. Các tàu đã bị bắt giữ, phá hủy bởi S-13 bao gồm Karine A, Santorini, Abu-Yusuf, Francop và Victoria, tất cả đều chứa đầy vũ khí hạng nặng, tên lửa tiên tiến đang hướng về Palestine và có thể sẽ được sử dụng để tấn công Israel.
Trong cuộc chiến với Palestin từ 2000 - 2005, các binh sĩ Shayetet đã thực hiện rất nhiều các hoạt động mặt đất, chống phá và hủy hoại cơ sở hạ tầng ở dải Gaza và khu Bờ Tây. Ngoài ra, lực lượng này cũng tham gia trong cuộc chiến “Battle for Jenin”, một phần của chiến dịch phòng thủ “Lá chắn” năm 2002.
Năm 2006, trong cuộc chiến tranh tiếp theo với Liban, quân đội Israel đã yêu cầu S-13 thực hiện một nhiệm vụ táo bạo hơn tất cả các cuộc chiến trước đây. Các binh sĩ lên máy bay, di chuyển đến khu vực sau phòng tuyến địch hàng trăm km sau đó nhảy dù xuống lòng địch. Ở đây, họ đã liên lạc và tập hợp thành công, sau đó thực hiện một vụ đột kích vào Tyre, căn cứ vững chắc nhất của Hezbollah lúc bấy giờ mà quân đối phương hoàn toàn không hề hay biết.
Các biệt kích đã tấn công vào trung tâm chỉ huy của Hezbollah, tiêu diệt gần 30 sĩ quan cấp cao của tổ chức này. Trong số đó có cả những thành viên chỉ huy, phát động các hệ thống tên lửa tiên tiến đang nhằm về hướng Israel.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.
Nvidia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhu cầu chip AI vẫn còn rất cao.
Hội đồng thành phố Los Angeles (Mỹ) đã thông qua một sắc lệnh nhằm bảo vệ quyền lợi của người nhập cư, trong đó cấm sử dụng các nguồn lực và nhân sự của thành phố để thực hiện các biện pháp thi hành luật nhập cư của chính quyền liên bang.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này và Nga đã ký nghị định thư về mở rộng hợp tác kinh tế, trong bối cảnh Moscow và Bình Nhưỡng đang thúc đẩy quan hệ đối tác song phương, bao gồm cả hợp tác quân sự.
0