Khoa học công nghệ thúc đẩy kinh tế bền vững

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững. Việt Nam cần giải quyết các thách thức trong công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Sáng 6/12 tại Hà Nội, đã diễn ra diễn đàn “Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2023" với chủ đề "Khoa học công nghệ thúc đẩy thịnh vượng - Cơ hội cho Việt Nam”.

Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, đổi mới công nghệ, chuyển đổi năng lượng và những thay đổi trong chiến lược địa chính trị đã tạo ra những cơ hội lịch sử để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế, thâm nhập các thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn và tăng giá trị của hàng xuất khẩu. Biết tận dụng cơ hội này sẽ giúp Việt Nam có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ông Jonathan Pincus – chuyên gia kinh tế cao cấp – UNDP tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là nước phát triển kinh tế tốt hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực. Năm nay là năm khó khăn đối với các nước, nhiều nước nền kinh tế bị chậm lại, tuy nhiên, Việt Nam lại có sự tăng trưởng kinh tế tốt. Các yếu tố làm nên sự thành công nền kinh tế Việt Nam đó là nền kinh tế mở, cùng với một số yếu tố về xuất khẩu, chính trị và nắm bắt cơ hội”.

Thể chế tiếp tục được hoàn thiện, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công tăng cao so với năm 2022, xuất khẩu phục hồi trở lại là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Trong đó, khoa học và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng, có tác động lớn đối với phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, để đưa kinh tế Việt Nam phát triển thông qua lĩnh vực công nghệ thì cần giải quyết các nút thắt hiện nay.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết các thách thức trong năng lực công nghệ sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh đổi mới và cạnh tranh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ngày 1/11, S&P Global công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam. Chỉ số trong tháng 10 đã vượt mốc 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra.