Lịch sử ra đời và hành trình phát triển của hãng Ferrari
Hãng xe nổi tiếng Ferrari được sáng lập bởi Enzo Ferrari, ông sinh năm 1898 tại Modena (Italia) trong một gia đình trung lưu. Gia đình ông là một trong những nhà sở hữu ô tô đầu tiên trong thành phố. Chính vì thế, ngay từ thuở bé thơ, người đàn ông này đã đam mê cháy bỏng những chiếc xe hơi.
Suốt nhiều năm trời, Enzo Ferrari đạt được những thành công lớn trên cả cương vị tay đua lẫn việc điều hành kinh doanh. Từ năm 1929, Enzo thành lập công ty mang tên Scuderia Ferrari, thu được nhiều thành tựu ấn tượng trong các cuộc đua, dần trở nên nổi tiếng và được hãng Alfa Romeo công khai ủng hộ nhiệt liệt.
Từ năm 1933, Scuderia Ferrari là đội đua chính thức của hãng và sử dụng những chiếc xe Alfa Romeo P3 có logo Prancing Horse, hình chú ngựa chồm. Sau 6 năm, Enzo Ferrari rời Alfa Romeo để trở lại quê nhà Modena.
Cuối năm 1946, Enzo Ferrari công bố bản vẽ kỹ thuật và thông số chi tiết về dự án xe đua đầu tiên mang trên mình nhãn hiệu Ferrari.
Chiếc xe hoàn tất vào năm 1947, có tên gọi 125 S, vận hành bằng động cơ V12 dung tích 1.5L. Công ty của Ferrari sản xuất 2 chiếc và cho chúng tham gia giải đua chính thức đầu tiên ở Piacenza vào tháng 5/1947.
Kể từ đó, các mẫu xe Ferrari đều có chất thể thao, phù hợp với một công ty có nguồn gốc xe đua. Đội Ferrari giành chức vô địch một chặng Grand Prix F1 đầu tiên vào năm 1951, sau đó năm 1952 có tay đua đầu tiên giành chức vô địch thế giới là Alberto Ascari.
Đặc biệt, trong đầu những năm 1960, những sản phẩm gắn logo chú ngựa chồm đạt được hết chức vô địch này tới chức vô địch khác trên những đường đua. Qua đó, tên tuổi của công ty vang danh trên khắp thế giới.
250 GTO 1962 là mẫu xe thành công nhất trong lịch sử của Ferrari, được ra mắt từ những năm 1950. Phiên bản 250 GTO với thân xe nhẹ và một động cơ mạnh mẽ hơn dựa trên các mẫu xe đua từng chiến thắng của hãng, là siêu xe phiên bản giới đúng nghĩa đầu tiên của họ.
Trong thời gian sau đó, có thể kể đến những mẫu xe xuyên suốt lịch sử thành công của hãng như Ferrari 365 GTB4 Daytona 1968, Ferrari Dino 206, Ferrari 365 GT4 BB 1973 và Ferrari F40 1987.
Ở giai đoạn này, Ferrari thống trị Le Mans. Enzo và nhóm của ông đã vô địch giải đua thể thao kéo dài 24 tiếng này tới 6 lần liên tiếp, từ năm 1960 tới 1965 và được chủ tịch của Ford là Henry Ford đề nghị hợp tác.
Cái lắc đầu từ chối của Enzo Ferrari đã khiến Ford tự ái, sau đó nghiên cứu cho ra các mẫu xe mạnh mẽ hơn để đánh bại vị thế của hãng xe Italia.
Năm 1988, Enzo Ferrari qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Trước khi ra đi mãi mãi, ông đã cho sản xuất chiếc xe cuối cùng nhằm kỷ niệm 40 năm vẻ vang của công ty mang tên Ferrari F40. Chiếc xe này luôn được đánh giá cao và được coi là một trong những sản phẩm đáng nhớ nhất.
Sau khi Enzo Ferrari qua đời, giám đốc gắn bó lâu năm với hãng Luca di Montezemolo đã đảm nhận vị trí chủ tịch. Dưới sự dẫn dắt của ông, Ferrari đã phát triển thành một thương hiệu sang trọng trên toàn cầu với những mẫu xe như Ferrari Enzo 2002, với phong cách, hiệu suất và trang bị được lấy trực tiếp từ đội đua của hãng.
Cái giá 650.000 USD và chỉ có sản xuất giới 400 chiếc đã giúp Enzo 2002 trở nên rất quý hiếm. Hay Ferrari LaFerrari 2013, F8 Spyder, 812 Superfast, 12 Cilindri Coupe…đều giữ nguyên ngôn ngữ thiết kế làm nên thành công của Ferrari.
Ngày nay, Ferrari được nhớ tới không chỉ với tư cách là một thương hiệu ô tô đơn thuần. Đây còn là biểu tượng của những giá trị thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những phẩm chất như tiền bạc, quyền lực, danh vọng gắn liền với logo chú ngựa chồm.
Mỗi chiếc xe Ferrari luôn là niềm mơ ước của đông đảo khách hàng trên toàn thế giới. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy hình ảnh của thương hiệu này còn xuất hiện ở những đồ lưu niệm, vật trang sức, quần áo… Điều này cho thấy sức ảnh hưởng sâu-rộng của cái tên Ferrari.
Cách đây 35 năm, Mazda đã cho ra đời những chiếc xe MX-5 đầu tiên, hay còn gọi là Mazda Roadster. Nhân dấu mốc đặc biệt này, hãng xe Nhật Bản đã cho ra đời phiên bản kỷ niệm 35 năm với màu sơn Artisan Red Premium, nhiều chi tiết đặc trưng lấy cảm hứng từ các thế hệ trước đây.
Trong bối cảnh ngành ô tô toàn cầu đang cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt từ các hãng xe lớn, hai hãng xe của Nhật Bản là Honda và Nissan đang cân nhắc một bước đi chiến lược, có thể sẽ sáp nhập để tăng sức mạnh cạnh tranh.
Ford - hãng xe của Mỹ đang triển khai đợt gọi sửa chữa 768.000 ô tô sử dụng động cơ diesel trên toàn thế giới. Những vấn đề liên quan đến bộ lọc của các mẫu xe ảnh hưởng có thể không vượt qua bài kiểm tra khí thải.
Thú chơi ô tô mô hình, nơi những chiếc xe thu nhỏ không chỉ là đồ vật mà còn là nghệ thuật và chứa đựng từng câu chuyện nhỏ của người sưu tầm được lưu giữ ở trong đó.
Ngày 19/12, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập GSM, tuyên bố ngừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury sử dụng xe VinFast VF 8.
Trong bối cảnh các quy định về khí thải chặt chẽ hơn tại châu Âu, các nhà sản xuất ô tô tại châu lục này đang tăng giá xe chạy xăng và chuẩn bị giảm giá xe điện. Điều này có nguy cơ làm giảm thêm lợi nhuận của toàn bộ ngành công nghiệp đang gặp khó khăn này.
0