Lời khai của cựu Giám đốc CDC Nghệ An

Ngày 4/1, Hội đồng xét xử đại án Việt Á tiếp tục phần xét hỏi đối với cựu Giám đốc CDC Nghệ An Nguyễn Văn Định. Tại tòa, cựu Giám đốc CDC Nghệ An khai không quen biết ai ở Công ty Việt Á, khi Nghệ An có dịch Covid-19, bị cáo vay kit test của doanh nghiệp này.

Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp bách, bởi lúc đó ở Nghệ An không còn đơn vị nào khác. Trước khi vay kit xét nghiệm, bị cáo có gọi điện hỏi ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An và nhận được sự đồng ý. Theo lời khai, CDC Nghệ An ký 5 hợp đồng với  Công ty Việt Á và đã thực hiện được bốn. Hợp đồng thứ 5 chưa thực hiện được vì Phan Quốc Việt bị bắt. Ông Định khai nhận được nhận 185 triệu đồng từ Việt Á, thông qua cựu kế toán trưởng của CDC Nghệ An. Mặc dù nhận tiền nhưng không sử dụng và sau đó đã nhờ Nguyễn Thị Hồng Thắm (cựu kế toán trưởng CDC Nghệ An) chuyển lại cho Việt Á.

Cựu Giám đốc CDC Nghệ An Nguyễn Văn Định.

Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tổng cộng CDC Nghệ An ký 6 hợp đồng với tổng trị giá hơn 35 tỷ đồng, trong đó đã thanh toán cho Công ty Việt Á 5 hợp đồng với tổng số tiền hơn 28,8 tỷ đồng, còn một hợp đồng chưa thanh toán. Sai phạm này gây thiệt hại hơn 16,5 tỷ đồng. Ngoài khoản thiệt hại ngân sách, Viện kiểm sát cáo buộc, Phan Quốc Việt chỉ đạo thuộc cấp của mình chuyển tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho CDC Nghệ An trái quy định pháp luật. Cụ thể, nhóm Việt Á đã chuyển hơn 3,2 tỷ đồng cho CDC Nghệ An. Số tiền này, cựu Giám đốc CDC Nguyễn Văn Định hưởng lợi 185 triệu; kế toán trưởng Nguyễn Thị Hồng Thắm hưởng lợi 95 triệu đồng. Đến nay, hơn 3,2 tỷ đồng mà Việt Á đưa cho CDC Nghệ An đều đã được nộp khắc phục hậu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.