'Tiền đưa quan chức là chia sẻ, không phải hối lộ'

Kết thúc ngày thứ nhất của phiên toà xét xử sơ thẩm đại án kit test Việt Á, Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt khai, phải vay mượn tiền để đưa quan chức khi làm thủ tục cấp phép lưu hành kit test, song vẫn coi đó là sự "chia sẻ" trong công việc, không phải đưa hối lộ.

Trong thời gian một tiếng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt đã trả lời các câu hỏi xung quanh ba giai đoạn: tham gia đề tài nghiên cứu kit test; cấp phép lưu hành và mua bán sản phẩm tại các tỉnh thành.

Trong cả ba giai đoạn, Việt đều thừa nhận "nhiều khó khăn lắm chứ cũng không suôn sẻ gì", hồ sơ bị trả đi trả lại nhiều lần. Trước câu hỏi "khó khăn thì làm gì?", Việt trả lời đã nhờ nhiều người, tác động nhiều nơi, để được "tạo điều kiện".

"Khó khăn vì người khác gây ra hay do chủ quan là tình hình dịch bệnh?", chủ tọa hỏi. Việt đáp nhanh: "À, không, chủ yếu do tình hình dịch Covid cấp bách thôi ạ. Tất các đơn vị liên quan khi đó đều vô cùng thận trọng, cả một hệ thống đều thận trọng để mong muốn có kit test chất lượng. Vì thế, các công việc đều tiến hành chậm, rất thận trọng". Và khi phải nhờ vả để "sớm thông suốt các công việc", Việt khai hầu hết các lần đều thông qua thư ký Huỳnh. Ví dụ, khi Việt Á mang kit test đi kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hồ sơ bị trả lại và Việt phải nhờ thư ký Huỳnh "tác động, gửi gắm".

 

Bị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: VNN

Tiếp đó, sau khi kit test được cấp phép lưu hành tạm thời, Việt Á phải đợi thêm 8 tháng để được Bộ Y tế cấp phép chính thức. Việt lại nhờ ông Huỳnh "liên hệ giúp" với bị cáo Nguyễn Minh Tuấn, khi đó là Vụ trưởng Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế.

Dù thừa nhận "chỉ biết nhờ, cũng không biết họ tác động thế nào và tác động được đến đâu", song ông chủ Việt Á cho hay, sau mỗi lần đều đưa tiền cho người có thẩm quyền giải quyết vì "cảm kích", chứ không có thỏa thuận chia chác. Việt khai thấy các cán bộ này đều rất vất vả, tận tâm chu đáo với công việc nói chung và với  Việt Á nói riêng nên "chia sẻ lợi ích trên tinh thần Á Đông". 

Như nội dung cáo trạng nêu, Tổng giám đốc Việt Á thừa nhận đã đưa cho cựu vụ phó Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD; cho ông Trịnh 200.000 USD; Nguyễn Minh Tuấn 300.000 USD; Nguyễn Nam Liên, cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, nhận 100.000 USD; cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh 200.000 USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Mê Linh vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phạm Thị Hằng (sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) để điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Gần đây, nhiều người dân bị đối tượng giả danh công an thành phố Hà Nội gọi điện hướng dẫn cài đặt một số phần mềm dịch vụ công giả mạo, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố về việc xử lý vi phạm khai thác cát thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, khu vực giáp ranh huyện Ba Vì, Hà Nội.

Mới đây, hình ảnh một đoàn xe đạp khoảng 20 chiếc bất chấp nguy hiểm, chia thành từng nhóm nhỏ, lấn vào làn ô tô trên đường quốc lộ khi đi qua địa phận Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Chiều tối 19/5, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa phận xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, khiến tuyến đường này bị ùn tắc cả hai chiều khoảng 5km trong nhiều giờ.

Để bảo vệ hành lang đê điề khi mùa mưa bão đã cận kề, lực lượng Thanh tra giao thông thành phố đã triển khai kế hoạch, tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ở các tuyến giao thông trên đê. Trong đó, đặc biệt xử lý mạnh các vi phạm về tải trọng, quá khổ, quá tải.