Xét xử đại án Việt Á, hai cựu Bộ trưởng hầu tòa
Ngày mai (3/1), TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và một số đơn vị liên quan. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 20 ngày.
Được biết, Hội đồng xét xử vụ án gồm hai thẩm phán, ba hội thẩm nhân dân. Trong đó, Thẩm phán Trần Nam Hà (Chánh Tòa Gia đình, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội) làm chủ tọa. Ngoài ra, còn có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân dự khuyết.
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử bao gồm cả các kiểm sát viên dự khuyết tổng cộng có 9 người.
Trong số 38 bị cáo hầu tòa ở vụ án này có Phan Quốc Việt-Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, Nguyễn Thanh Long-Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, Chu Ngọc Anh- cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đáng chú ý trước phiên tòa này, Phan Quốc Việt đã bị Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt 25 năm tù về hai tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" ở vụ án liên quan đến Học viện Quân y.
Hiện, có tổng số hơn 70 luật sư tham gia phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong đó, bị cáo Phan Quốc Việt có 4 luật sư bào chữa; cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có 4 luật sư bào chữa; cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh có một luật sư bào chữa.
Trong vụ án này, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á) bị truy tố hai tội danh là “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Các bị cáo khác bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Theo cáo trạng, khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test xét nghiệm, sau đó chiếm đoạt, biến test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) để Việt Á được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tham gia phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài.
Phan Quốc Việt sau đó đề nghị Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) can thiệp, tác động, chỉ đạo để Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test xét nghiệm COVID-19.
Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 test xét nghiệm cho Bộ Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/ kit test không có căn cứ.
Theo hồ sơ vụ án, Phan Quốc Việt đã đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của bị cáo Long) 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) 100.000 USD.
Ngoài ra, Phan Quốc Việt còn đưa hối lộ cho bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD và cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh 200.000 USD.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.
0