Mặt bằng bán lẻ trung tâm TP.HCM ế ẩm

Trái ngược với sự phục hồi của kinh tế, tình trạng bỏ trống mặt bằng kinh doanh bán lẻ tại khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Biển treo "Cho thuê nhà" có thể nhìn thấy ở nhiều tuyến phố trung tâm TP.HCM như ở 407 Sư Vạn Hạnh, Quận 3; 201 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3; 192 Lý Tự Trọng, Quận 1; 42 Lê Lợi, Quận 1...

Ông Trần Trung Hiếu - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc C.C.House, chia sẻ: "Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ mặt bằng kinh doanh bán lẻ, thứ nhất đó là dịch bệnh làm suy thoái kinh tế. Yếu tố thứ hai là do sự chuyển hóa lĩnh vực, hiện tại đa phần là chuyển hóa lĩnh vực thời trang. Mặt bằng có vị trí chiến lược có xu hướng tăng chứ không giảm vì người chủ nhà họ muốn chọn mặt gửi vàng, tìm những đơn vị có uy tín để gắn kết lâu năm".

Biển treo "Cho thuê nhà" có thể nhìn thấy ở nhiều tuyến phố trung tâm TP. HCM.

Những quy định trong cấp phép liên quan đến phòng cháy chữa cháy cũng khiến các mô hình quán karaoke hay khách sạn nhỏ tại trung tâm thành phố có xu hướng thu hẹp. Mô hình kinh doanh thời trang, hàng tiêu dùng gặp khó khi khâu logistics đã được cải thiện, hàng hóa dễ dàng đến tận tay người tiêu dùng thông qua các trang bán hàng online, vai trò của cửa hàng vật lý không còn quan trọng nữa.

Nhu cầu người thuê là vậy, nhưng người có nhà cho thuê lại có cái lý của riêng mình, với việc điều chỉnh giá đất của Luật Nhà ở, nhiều mặt bằng đã tăng giá bán do vậy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bị chênh lệch khá nhiều.

Để một giao dịch thành công, đòi hỏi cả người thuê và chủ nhà có thiện chí tiến lại với nhau trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, với nhiều lý do ở hiện tại, có vẻ như cả hai bên đang gặp khó trong việc tìm tiếng nói chung. Chính vì vậy, trong ngắn hạn, trung tâm TP. HCM vẫn sẽ có nhiều mặt bằng đắc địa bị bỏ phí.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, nửa đầu năm 2024, trong gần 26.000 doanh nghiệp mới thành lập thì có đến hơn 21.000 doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, dịch vụ, với tổng vốn đăng ký gần 180.000 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.

Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.

Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.

Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.

Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.

Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.