Nhiều mặt bằng cho thuê tại Hà Nội vắng khách

Tình hình kinh doanh khó khăn cùng sự phát triển của thương mại điện tử đang khiến nhiều chủ cửa hàng phải đóng cửa trên các tuyến phố trung tâm vốn sầm uất của Hà Nội.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Tình trạng này xuất hiện trên các tuyến phố trung tâm như: Kim Mã, phố Huế, Giảng Võ... và cả ở những phố cổ đông đúc của quận Hoàn Kiếm.

Làn sóng trả mặt bằng ở Hà Nội đã từng diễn ra từ nửa cuối năm 2020 sau đợt dịch COVID-19 đầu tiên, kéo giá thuê giảm cục bộ tại một số khu vực.

Sau đó, khi đại dịch đi qua, tình hình kinh tế bớt khó khăn, nhưng vẫn chưa đủ để thị trường thuê mặt bằng nhà phố ấm trở lại.

Thêm vào đó, việc mua sắm online đang dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng, khiến cho nhiều chủ cửa hàng chuyển hướng thuê địa điểm ở trong ngõ, ít chi phí hơn. Trong khi mặt bằng cho thuê trên các tuyến phố sầm uất có giá từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng/tháng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.

Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.