Một cô giáo bình dị, tận tuỵ, hết lòng vì học sinh
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho Đời đầy trái ngọt hoa tươi
Đinh Văn Nhã - Có một nghề như thế
Một ngày của cô Nguyễn Thị Huyền bắt đầu từ 5h sáng. Khi mặt trời vừa mới mọc cũng là lúc cô dời nhà để đến trường.
"Một trong những trở ngại mà tôi thường gặp đó chính là sự thất thường của thời tiết. Trên quãng đường xa, nhiều hôm thời tiết "không chiều lòng người" như có mưa to, gió lớn, bão, rét...khiến việc đi lại của tôi gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Tuy nhiên, nghĩ đến sự hồn nhiên, ngây thơ, chăm ngoan và đặc biệt là tinh thần chịu khó, hiếu học của các em là tôi lại quên đi tất cả để vượt qua vất vả và đến với những học sinh thân yêu của mình" - cô giáo Nguyễn Thị Huyền trải lòng.
Đặc biệt, mong muốn học sinh ngày càng tiến bộ, có kết quả học tập tốt nên ngoài giờ chính khóa cô Nguyễn Thị Huyền thường ở lại trường vào buổi chiều để dậy phụ đạo miễn phí cho học sinh có học lực còn chưa tốt.
Chia sẻ với phóng viên Đài Hà Nội, thầy giáo Dương Anh Tiến - Hiệu trưởng trường THCS Minh Châu - huyện Ba Vì cho biết: "Cô Nguyễn Thị Huyền đã có rất nhiều đóng góp vào thành tích chung của nhà trường. Rất nhiều em học sinh với sự dạy dỗ, dìu dắt của cô đã trở thành học sinh giỏi cấp huyện, nhiều em từ học kém đã đố cao trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10...Chất lượng giáo dục của nhà trường được cải thiện, nâng cao như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực, hy sinh thầm lặng của những thầy cô giáo như cô Nguyễn Thị Huyền."
Dù còn nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất nhưng các thầy cô giáo tại xã đảo Minh Châu vẫn kiên trì bám lớp, bám trường, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho học trò.
Chính sự cống hiến thầm lặng của những nhà giáo bình dị như cô Nguyễn Thị Huyền đã góp phần xóa bỏ khoảng cách, sự chênh lệch chất lượng giáo dục của các vùng, từ đó thúc đẩy, nâng cao, phát triển sự nghiệp giáo dục của Thủ đô. Tình yêu nghề, lòng mến thương học trò của những người thầy cô giáo bình dị như cô Nguyễn Thị Huyền thật đáng ghi nhận và trân trọng biết bao.
Sáng nay, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ Tuyên dương các đồng chí cán bộ Đoàn - Hội đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng”, các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp năm 2024.
Cuộc thi "Chinh phục robobimi" năm nay, ngành giáo dục Thủ đô, ngành giáo dục quận Tây Hồ lần đầu tiên triển khai công nghệ thực tế ảo, khiến các em học sinh vô cùng hào hứng, bởi ngoài cọ sát về AI, về ngoại ngữ thì các em còn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ công nghệ này.
Sáng nay 4/1, quận Hoàng Mai tổ chức Ngày hội và tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt”.
Hiện nay trên các mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm công khai các dịch vụ học hộ, thi hộ với các mức giá từ 100.000 đồng đến hàng triệu đồng, tùy vào hình thức học, làm bài kiểm tra, thi hộ. Rất nhiều trường đại học dù đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng vẫn phát hiện không ít trường hợp thi hộ.
Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó có những điểm mới như: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học; Giáo viên không được dạy thêm ngoài trường học đối với học sinh của chính mình; Dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh... Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm. Thông tư nhằm mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định của pháp luật liên quan.
0