Mùa hè ế ẩm của phim Việt

Nếu như 5 tháng đầu năm chứng kiến thành công ngoạn mục của "Mai", "Lật mặt 7", "Gặp lại chị bầu" với tổng doanh thu vượt 1.000 tỷ đồng, thì thời điểm này, cùng lúc rạp Việt ghi nhận loạt phim thất bại thê thảm, 7 phim đạt chưa đầy 20 tỷ đồng.

Phim Việt “ngã ngựa” sớm ngoài rạp

Mùa phim hè đã bắt đầu được 1 tháng, nhưng ngoài "Lật mặt 7", chưa có một tác phẩm nội địa nào gây chú ý và thường nếm mùi "ngã ngựa" ngay 3 ngày chiếu đầu tiên - vốn là thời điểm quan trọng để quyết định sự thắng bại của một bộ phim. 

Bộ phim "Án mạng lầu 4" của đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn chiếu từ 17/5… chỉ trụ rạp được 3 tuần, rồi phải rời rạp với doanh thu chỉ gần 2 tỉ đồng. Nối gót là "Đóa hoa mong manh" (430 triệu đồng), "Quý cô thừa kế 2" (6,4 tỉ đồng), "B4S: Trước giờ yêu" (3,8 tỉ đồng), "Sáng đèn" (3,4 tỉ đồng). Đây là con số khiêm tốn so với mức đầu tư của các nhà làm phim và cũng là nguyên nhân khiến nhiều phim Việt phải rời rạp sớm. 

Thời điêm rnày, cùng lúc rạp Việt ghi nhận loạt phim thất bại thê thảm, 7 phim đạt chưa đầy 20 tỷ.  

Tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia, hiện chỉ còn 2 phim Việt được công chiếu thời điểm này, đó là những bộ phim về gia đình và thanh xuân vườn trường. Tuy nhiên, cán cân phòng vé vẫn nghiêng về các phim nước ngoài như "Gia tài của ngoại" (phim Thái Lan), hay như bộ phim hoạt hình "Doraemon: Nobita và bản giao hưởng địa cầu" và "Inside out 2". Những chủ đề này phù hợp với thời điểm nghỉ hè và phục vụ đa số thiếu nhi cũng như giới trẻ Hà Nội. 

Bà Dư Thùy Linh, Phó trưởng phòng Dịch vụ truyền thông - Trung tâm chiếu phim Quốc gia cho biết, hiện Trung tâm chiếu phim Quốc gia vẫn ưu tiên cho những bộ phim Việt Nam vào những khung giờ đẹp, với 5-7 suất chiếu cho một bộ phim, trong đó bộ phim "Lật mặt" với hơn 30 buổi chiếu trong 1 ngày. 

Trước đó, Trung tâm chiếu phim Quốc gia có chiếu bộ phim "Đóa hoa mong manh" và "Móng vuốt" nhưng số lượng khán giả không đạt như kỳ vọng. 

Tính từ thời điểm Tết, sau thành công của phim "Mai" và "Lật mặt", chưa bộ phim nào vượt qua doanh thu của 2 phim đó, hi vọng trong thời gian tới có nhiều bộ phim Việt hay hơn nữa để kéo khán giả quay lại rạp, Bà Dư Thùy Linh cho hay.

Tính từ thời điểm Tết, sau thành công của phim "Mai" và "Lật mặt", chưa bộ phim nào vượt qua doanh thu của 2 phim này.

Trái ngược với sự ưu ái của Trung tâm chiếu phim Quốc gia dành cho phim Việt, tại các cụm rạp được đầu tư từ nước ngoài thì phim Việt Nam lại có số suất chiếu chỉ ở mức tối thiểu và chịu một tỷ lệ phân chia lợi nhuận không công bằng. Điều này đã dẫn đến việc những người làm phim Việt Nam không thể thu hồi vốn. 

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Nội dung của CGV cho biết, từ trước đến nay, các nhà sản xuất phim Việt luôn băn khoăn trong việc chọn thời điểm ra mắt và thường vào dịp lễ, tết mới tập trung đưa nhiều phim ra chiếu rạp. Tuy nhiên, dịp hè cũng là một "kỳ nghỉ" khá dài thuận lợi cho việc thư giãn, giải trí để trở thành "mùa vàng" của phim nội, nhưng các nhà sản xuất phim Việt lại bỏ lỡ. 

Khán giả vẫn mong chờ sẽ ngày càng có nhiều phim Việt thật chất lượng, cạnh tranh sòng phẳng với phim ngoại ngoài rạp.

Vì sao khán giả chưa mặn mà với phim Việt?

Các nhà phê bình đã chỉ ra, một trong những lý do khiến các phim"ngã ngựa" tại phòng vé Việt chính là các nhà làm phim đã đi sai đường khi khai thác đề tài đã lỗi thời, kịch bản không hấp dẫn, mắc lỗi lời thoại, tình tiết không logic, diễn xuất non nớt, thiếu đồng bộ của dàn diễn viên trẻ…, dù có đầu tư ở hiệu ứng kỹ xảo. 

Nếu phim được đầu tư nắm bắt đúng thị hiếu khán giả thì sẽ nhanh chóng vượt qua các rào cản về giờ chiếu, suất chiếu… Về lý thuyết là vậy nhưng rõ ràng để nắm bắt lợi thế đó với phim Việt không hề đơn giản trong mặt bằng phát triển chung hiện thời của điện ảnh trong nước.

Chính vì thế, những bộ phim “ngã ngựa” sớm cũng chính là những bài học vô cùng giá trị đối với các nhà làm phim nói chung, từ việc lựa chọn đề tài, cách thể hiện, sự đầu tư cho sản phẩm của mình… cho đến cả việc lựa chọn cách quảng bá, thời điểm ra rạp,... Khán giả thì vẫn mong chờ sẽ ngày càng có nhiều phim Việt thật chất lượng, cạnh tranh sòng phẳng với phim ngoại ngoài rạp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào tối ngày 19/12 (theo giờ Hà Nội), trailer đầu tiên của bom tấn "Superman: Legacy" đã được công bố, với cực ít thoại, chủ yếu là những phân cảnh đắt giá và những diễn viên thủ vai trong phim.

Điện ảnh Việt Nam ngày càng ghi dấu ấn với xu hướng khai thác vẻ đẹp của nhiều điểm đến du lịch quen thuộc, giàu giá trị văn hóa, đưa các cảnh đẹp của đất nước đến gần hơn với khán giả. Xu hướng này không chỉ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa mà còn nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ điện ảnh quốc tế.

Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vừa công bố danh sách rút gọn của 10 hạng mục Oscar. Đáng chú ý, tại đề cử cho Phim quốc tế xuất sắc nhất, có sự góp mặt của “Gia tài của ngoại” - đại diện duy nhất đến từ châu Á.

2 bộ phim “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, nằm trong dự án “Vì tình yêu Hà Nội” của Đài Hà Nội đã đi hơn nửa chặng đường. Hai bộ phim gây chú ý và nhận được sự quan tâm của truyền thông. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi cả hai đều là những dự án phim truyền hình được đầu tư kỹ lưỡng, với nội dung hấp dẫn và dàn diễn viên thực lực.

Thị trường phim Tết 2025 đang nóng lên với sự xuất hiện của hàng loạt dự án mới từ những đạo diễn, nhà sản xuất đình đám. Các bộ phim đa dạng về thể loại, câu chuyện gần gũi, ý nghĩa, phục vụ nhiều đối tượng khán giả.

Là một trong 3 phim điện ảnh ra mắt vào dịp Tết Ất Tỵ 2025, “Yêu nhầm bạn thân” cũng là một trong những bộ phim được khán giả vô cùng mong chờ. Đặc biệt, “Yêu nhầm bạn thân” còn có sự góp mặt của Trấn Thành trong vai trò nhà đầu tư và đồng sản xuất.