Mỹ, Hàn Quốc nỗ lực đối phó với Triều Tiên

Mỹ, Hàn Quốc đã cập nhật sửa đổi thỏa thuận an ninh song phương nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân đang gia tăng từ Triều Tiên.

Ngày 13/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã ký kết văn kiện quân sự chiến lược sửa đổi tại Hội nghị Tư vấn An ninh thường niên (SCM) giữa hai nước đồng minh tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Thỏa thuận có tên gọi “Chiến lược răn đe phù hợp” (TDS) được soạn thảo lần đầu tiên vào năm 2013, là một chiến lược nhằm ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên. Thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, việc sửa đổi văn bản này được coi là cần thiết, vì chiến lược hiện tại không đáp ứng kịp với những tiến bộ nhanh chóng trong chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Nội dung cập nhật không được đề cập rõ, song Mỹ khẳng định sẽ sử dụng các tài sản quân sự chiến lược của nước này, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ các đồng minh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik tại cuộc họp an ninh thường niên ở Seoul, Hàn Quốc ngày 13/11/2023.

Cũng tại hội nghị SCM, hai quan chức quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc nhất trí tăng cường tập trận chung giữa hai nước, cũng như đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản để ngăn chặn và chuẩn bị tốt hơn cho bất kỳ cuộc tấn công nào của Triều Tiên. Theo bộ trưởng Lloyd Austin, trong năm qua quân đội Mỹ đã triển khai nhiều lực lượng và thiết bị quân sự tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân và máy bay B-52. Nỗ lực này nhằm tăng khả năng “ứng phó với bất kỳ điều gì có thể xảy ra”.

Theo một nghiên cứu công bố hồi tuần trước của Hội đồng Đại Tây Dương, những thay đổi gần đây về năng lực hạt nhân và ý định của Triều Tiên có thể khiến khả năng răn đe của Mỹ và Hàn Quốc “rơi vào thất bại” trong thập kỷ tới. Do đó, các nước đồng minh này cần thực hiện các bước quan trọng để tăng cường khả năng răn đe. Nghiên cứu tổng hợp có sự đóng góp của 100 chuyên gia cũng chỉ ra rằng mặc dù một cuộc tấn công hạt nhân tổng lực là kịch bản dường như sẽ không xảy ra, song Bình Nhưỡng có thể tiếp tục làm leo thang căng thẳng với các cuộc thử nghiệm tấn công hạt nhân.

(Theo Reuters, KBS)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .

Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.

Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.

Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.

Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.

Ngày 19/12, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố, lực lượng này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài với Israel.