Mỹ và Nga cạnh tranh vị trí lãnh đạo ITU

Tuy ít được biết tới, song Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) của LHQ rất quan trọng đối với thông tin liên lạc hiện đại, từ vệ tinh đến 5G.
Kết quả này cũng sẽ là một phép thử về ảnh hưởng của Nga tại Liên Hợp Quốc, 7 tháng sau cuộc xung đột Ukraine. Hai ứng cử viên nặng ký là Doreen Bogdan-Martin - người Mỹ, đối mặt với cựu thứ trưởng viễn thông Nga, Rashid Ismailov.
ITU thiết lập các tiêu chuẩn thế giới cho điện thoại di động, truyền hình hoặc Internet.
“Nước Nga ngày nay đang phải đối mặt với áp lực chưa từng có. Nhưng Nga có các nhà khoa học máy tính có trình độ cao. Ông Rashid Ismailov là một trong số đó", Thứ trưởng Bộ Phát triển Kỹ thuật số Liên bang Nga, Bella Cherkesova cho biết trong cuộc họp báo hồi đầu tuần.
Các vị trí lãnh đạo trong LHQ luôn là một bài tập kiểm tra và cân bằng. Nhiệm kỳ 4 năm thứ hai của Houlin Zhao với tư cách là tổng thư ký ITU sẽ hết hạn vào cuối tháng 12. Người kế nhiệm ông sẽ được chọn bằng cách bỏ phiếu kín tại Hội nghị đặc mệnh toàn quyền của ITU, cơ quan ra quyết định chính. Cuộc họp được tổ chức tại Bucharest, từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10.
ITU được thành lập vào năm 1865, là một trong những cơ quan lâu đời nhất của Liên hợp quốc. ITU được tạo ra để quản lý các mạng điện báo quốc tế, nhưng đã mở rộng lĩnh vực hoạt động khi các công nghệ như điện thoại, đài phát thanh, truyền hình, vệ tinh, điện thoại di động và Internet phát triển không ngừng. ITU có 193 Quốc gia Thành viên cũng như khoảng 900 công ty, trường đại học và các tổ chức quốc tế và khu vực.
Với ứng viên người Mỹ, Doreen Bogdan-Martin gia nhập Văn phòng Phát triển của ITU vào năm 1993 và trở thành Giám đốc vào năm 2019. Chủ trương của nhân vật này là "Chúng tôi phải cung cấp kết nối toàn cầu được hỗ trợ bởi các mạng linh hoạt và an toàn cho 3,7 tỷ người vẫn chưa được kết nối. Chúng ta phải đi đầu để hiểu được tác động chuyển đổi của các công nghệ như 5G và sau đó là 6G, Internet of Things, trí tuệ nhân tạo...".
Còn ứng cử viên Nga, Rashid Ismailov đứng đầu công ty viễn thông Nga VimpelCom. Ông trước đây là tổng giám đốc của Nokia tại Nga và làm việc cho Siemens và Ericsson. Thứ trưởng Bộ Viễn thông Nga từ năm 2014 đến 2018, ông Ismailov tin rằng chỉ tập trung vào việc mở rộng công nghệ là một sai lầm.
“Cuộc chạy đua công nghệ này hoàn toàn quên mất ở một số điểm về sự phát triển của con người và những ảnh hưởng của nó đối với con người ”, ông nói trong cuộc họp báo hôm thứ Hai. Để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số giữa các nước phát triển và đang phát triển, ông Ismailov muốn cải thiện kỹ năng và năng lực của các nước nghèo hơn.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị khu công nghệ cao giúp TP. HCM tăng đầu tư đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển cho khu vực tư nhân.
Tập đoàn Google công bố bản nâng cấp mới cho tính năng tìm kiếm trong Gmail, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thư điện tử (email) cần thiết.
Làn sóng đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực AI.
Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.
0