Nên giãn thời gian đánh thuế với đồ uống có đường
Trong báo cáo đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy: khi áp thuế 10% đối với nước giải khát có đường sẽ khiến quy mô sản xuất của các doanh nghiệp này bị co hẹp sau khi tăng thuế; giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất đều giảm. Trong đó, giá trị tăng thêm giảm 0,772%, tương đương giảm 5.650 tỷ đồng.
TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - CIEM cho biết: "Khi áp dụng mức thuế suất này sẽ có tác động ngay trực tiếp tới ngành nước giải khát cũng như toàn bộ nền kinh tế, cụ thể là 24 ngành trong chuỗi liên ngành. Theo đó, giá trị gia tăng thêm, giá trị sản xuất, cũng như GDP kéo theo đó giảm. Cùng với đó là ảnh hưởng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, lợi nhuận và quan trọng hơn là cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động."
Bên cạnh ý kiến cho rằng việc áp thuế này sẽ làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với đồ uống này thì cũng có chuyên gia nhận định, việc làm này có thể khiến người dân chuyển từ sản phẩm phải nộp thuế sang sản phẩm tiềm ẩn các nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia cho rằng, khi đưa ra một chính sách thuế cần phải cân nhắc tính khả thi của chính sách khi đi vào thực tiễn, cần tính toán, đánh giá kỹ tác động của việc đánh thuế về mặt kinh tế và y tế. Trong đó, cần coi trọng việc điều tiết hành vi người tiêu dùng, sau đó mới đến mục tiêu ngân sách.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
0