'Nga không thiếu khách hàng mua khí hóa lỏng'

Bỉ, Đức và Pháp đã đề nghị Ủy ban châu Âu EC đánh giá xem liệu lệnh cấm trung chuyển khí hóa lỏng LNG của Nga qua các cảng châu Âu có tác động đến nền kinh tế Nga nhiều hơn so với EU hay không.

Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao EU cho biết các nước trong khối sẽ đưa ra loạt biện pháp trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga, trong đó có cả việc lần đầu tiên hạn chế xuất khẩu LNG của Nga.

Các nhà ngoại giao cho biết  đang đẩy nhanh gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga trước khi Hungary đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU từ tháng 7 tới.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người vẫn giữ mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước đây đã cố gắng ngăn chặn viện trợ cho Ukraine và các biện pháp hạn chế đối với Moskva. Hungary từng chỉ trích các hạn chế đối với Nga và trước đây phản đối các gói trừng phạt của EU, cho rằng chúng gây tổn hại cho chính EU hơn là Nga.

Một cơ sở sản xuất khí LNG của Novatek (Nga).

Đầu tháng này, Euronews đưa tin EU đang xem xét mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành LNG của Nga. Mục đích của biện pháp này là tiếp tục cản trở nguồn thu của Nga từ nhiên liệu hóa thạch khi ngày càng nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp trừng phạt trước đó không đạt hiệu quả.

Biện pháp này có thể dẫn đến lệnh cấm các cảng tại EU tái xuất khẩu LNG của Nga sang các nước thứ ba ngoài liên minh, nhưng các nước EU vẫn có thể nhập khẩu nhiên liệu này. Đề xuất này cũng đề cập việc cấm EU tham gia các dự án LNG mới của Nga.

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), một tổ chức độc lập theo dõi nhiên liệu hóa thạch của Nga ước tính năm ngoái các nước EU đã trả 8,2 tỷ euro (8,8 tỷ USD) để mua 20 tỷ mét khối LNG của Nga. Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha là những nhà nhập khẩu chính LNG của Nga.

“Không lo thiếu khách hàng”

Ngày 22/5, Vụ trưởng Vụ châu Âu thứ nhất, Bộ Ngoại giao Nga, ông Artem Studennikov châm biếm nỗ lực của các nước Liên minh châu Âu EU nhằm trừng phạt xuất khẩu khí đốt hóa lỏng LNG của Moskva. Ông cho rằng EU làm điều này là “tự bắn vào chân mình”.

Trả lời phỏng vấn RIA Novosti, ông Studennikov nói: “Chúng tôi sẽ không thiếu khách hàng. Điều thú vị về thị trường LNG là tính chất toàn cầu của nó. Khí hóa lỏng có thể đi khắp thế giới. Nhu cầu đang tăng trưởng đều đặn và những chân trời rộng lớn đang mở ra”. Nhà ngoại giao cho rằng bất cứ nỗ lực nào của phương Tây cũng sẽ thất bại.

Ông Studennikov nhắc lại việc EU trước đây đã áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga. Kết quả là châu Âu chìm vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng khi giá nhiên liệu phá vỡ kỷ lục trong nhiều tháng.

Trong hai năm qua, các nước EU đã cố gắng ổn định thị trường năng lượng của mình. Nhưng với cái giá phải trả là gì? Họ trở nên phụ thuộc nhiều vào LNG của Mỹ, trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Washington.

Ông Artem Studennikov - Vụ trưởng Vụ châu Âu thứ nhất, Bộ Ngoại giao Nga.

Tháng 4 vừa qua, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng các biện pháp trừng phạt của EU đối với nguồn cung cấp LNG của Nga thể hiện sự cạnh tranh bất hợp pháp và không công bằng. Ông Peskov khẳng định Moskva sẽ tìm cách vượt qua những trở ngại đó.

Tàu chở khí LNG ở cảng Prigorodnoye, Nga.

"Trên thực tế, những nỗ lực đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng vẫn tiếp tục, tất nhiên, việc chuyển sang các thị trường đắt đỏ hơn trước hết mang lại lợi nhuận cho Mỹ và một số quốc gia khác. Các ngành công nghiệp và người tiêu dùng tại châu Âu sẽ chịu tổn hại từ lệnh cấm này”, ông Peskov nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.

Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.

Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.