Nghệ nhân Hà Nội: Đo ni đóng giày

Nhiều khách hàng kỹ tính tìm đến nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) đặt làm những đôi giày thiết kế độc bản, đặc sắc, "may đo" riêng phù hợp đặc điểm của từng đôi chân.

Không đến với nghề theo cách "cha truyền con nối", cũng không được rèn giũa từ làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn có một thời thanh niên miệt mài đi khắp nơi "tầm sư học đạo" nghề đóng giày, sau đó tự phát triển theo cách riêng.

Theo nghệ nhân Thanh Nhàn, khách hàng đặt giày thủ công thường là những người khó tính, cẩn thận hoặc có những yêu cầu khá đặc biệt do đặc thù vóc dáng hoặc bàn chân. Ba mươi năm làm nghề giúp anh hiểu rõ những đặc điểm của khách hàng và tối ưu được thiết kế để "may đo" những đôi giày phù hợp với từng đôi chân.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn say mê làm giày thủ công

Mặc dù cũng mở xưởng sản xuất và kinh doanh những đôi giày tầm trung, nhưng nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn vẫn không thể bỏ đam mê tự tay làm ra những đôi giày có chất lượng không thua kém các quốc gia phương Tây. Anh muốn chứng minh người Việt Nam cũng có thể làm ra những đôi giày thủ công với chất lượng cao cấp, hướng tới những người đam mê giày da, chinh phục những khách hàng khó tính.

Những đôi giày thủ công khâu tay hai lớp với đế hoàn toàn bằng da tạo nên vẻ ngoài sang trọng, đồng thời có chất lượng bền đẹp, chắc chắn khi sử dụng.

Những đôi giày khâu tay tinh xảo của nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn còn ấp ủ một mong muốn sẽ mở trường đào tạo cho những bạn trẻ đam mê giày thủ công và sẽ truyền hết những bí quyết làm giày, giữ cho nghề không bị mai một.

Với tài năng và tâm huyết gìn giữ nghề, năm 2019, anh Nguyễn Thanh Nhàn đã được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn đang kiểm tra và hướng dẫn thợ khâu giày dép thủ công

Đón xem "Những đôi giày may đo" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 12/10/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ thượng cờ thiêng liêng tại Quảng trường Ba Đình lần đầu tiên được các kỹ thuật viên âm thanh ghi âm lại và chuyển tải một cách sinh động, chân thực trong đĩa than mang tên " Thanh âm Hà Nội". Đây là sản phẩm đặc biệt do Đài Hà Nội thực hiện và phát hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đài.

Chúc mừng Đài Hà Nội khi ra mắt ứng dụng HanoiOn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhận định khi có tình yêu Hà Nội thì bất kỳ việc gì, bất cứ khó khăn nào, bất cứ thử thách nào, khi cùng nhau đoàn kết, đều vượt qua được.

Những chiếc xe điện len lỏi trong khu phố cổ Hà Nội, chở khách đi tham quan những điểm du lịch nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân...

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô nước Việt có lịch sử cả nghìn năm, từng nhiều lần bị đội quân xâm lược ngoại bang chiếm đóng. Nhưng với lòng yêu nước nồng nàn được nuôi dưỡng và bồi đắp từ ngàn đời của quân và dân ta, như một tất yếu của lịch sử, mọi kẻ thù xâm lược đều bị đánh cho thảm bại.Thủ đô lại ca khúc khải hoàn.

Đài Hà Nội tròn 70 năm xây dựng và phát triển, có không ít nhà báo Thủ đô đã trưởng thành từ nơi này và khi về hưu vẫn mang trong mình niềm tự hào, niềm tin sâu sắc về vị thế của Đài trong thời gian tới. Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội chia sẻ về những cảm xúc của ông nhân dịp kỷ niệm đặc biệt này.

Với lực lượng hùng mạnh và trải qua suốt chặng đường phát triển 70 năm qua, Đài PT-TH Hà Nội đã tạo được dấu ấn rất quan trọng, không chỉ được lòng khán, thính giả Thủ đô mà còn tạo được dấu ấn của người dân những khu vực xung quanh. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đài, Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, TBT Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã có những đánh giá về những nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động của Đài Hà Nội trong thời gian vừa qua.