Người dân Ấn Độ chán dùng TikTok?

Hạ viện Mỹ mới đây đã thông qua Dự luật buộc chủ sở hữu TikTok là ByteDance phải thoái vốn hoặc đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa tại Mỹ trong 6 tháng tới. Diễn biến này đã khiến 170 triệu người dùng của TikTok tại Mỹ xôn xao. Tuy nhiên, việc TikTok bị "cấm cửa" trên quy mô quốc gia không hẳn là chưa có tiền lệ, bởi cách đây gần bốn năm trước, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm tương tự.

Từng là thị trường lớn nhất của TikTok cho tới tháng 6/2020, quốc gia đông dân nhất thế giới bất ngờ ban hành lệnh cấm TikTok và một số ứng dụng nổi tiếng khác của Trung Quốc với lý do bảo vệ an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dùng Ấn Độ. Quyết định có phần chớp nhoáng đã tạo nên cơn sốc đối với 200 triệu người làm nội dung trên TikTok ở Ấn Độ - những người đã quá quen thuộc với việc sử dụng và kiếm tiền từ ứng dụng này. Tuy nhiên, sau bốn năm, nhiều người đã quen dần với cuộc sống không TikTok và tìm ra những lựa chọn thay thế.

Cô Nitigya Joshi - Nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cho biết: “Bốn năm trước, TikTok bị cấm tại Ấn Độ nên những nhà sáng tạo nội dung đã loay hoay mất một thời gian khi ứng dụng này là nguồn thu nhập và nơi cập nhật cuộc sống của họ. Nhưng rồi ai cũng phải nỗ lực gây dựng lại từ đầu ở một nền tảng khác".

Các nhà sáng tạo nội dung Ấn Độ đã quen dần với cuộc sống không TikTok

Lệnh cấm có thể khiến các nhà sáng tạo nội dung và người bán hàng trên mạng xã hội lao đao nhất thời, nhưng với các ứng dụng của Ấn Độ và Mỹ, đây lại là chiến thắng lớn trên đường đua lấp đầy khoảng trống do TikTok để lại. Ngay sau khi lệnh cấm ban hành tại Ấn Độ, Instagram đã tung ra Reels, tính năng video mang dáng dấp của TikTok, còn Google giới thiệu tính năng video ngắn của riêng mình là YouTube Shorts. Trong khi đó, Roposo - một ứng dụng chia sẻ video của Ấn Độ, đã chứng kiến lượng người dùng tăng vọt khoảng 22 triệu trong 48 giờ sau khi lệnh cấm được thực hiện.

Giám đốc điều hành TikTok đánh giá việc cấm ứng dụng này tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của hàng trăm nghìn người và hơn 7 triệu doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào nền tảng này. Nhưng cách các cựu TikToker tại Ấn Độ có thể chung sống khi TikTok không còn tồn tại trên quốc gia này có thể là một ví dụ đáng tham khảo cho người dùng tại Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 7/5 (theo giờ Việt Nam), trường Đại học Columbia của Mỹ đã công bố một loạt giải thưởng Pulitzer năm 2024 trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản và nghệ thuật. Theo đó, các tòa soạn báo và hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ đã chứng kiến một mùa “bội thu” giải thưởng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với các nước Baltic, đồng thời khẳng định Berlin sẽ nỗ lực thực hiện tốt sứ mệnh phòng thủ chung của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Đức đưa ra trong chuyến thăm Litva.

Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Anh và Pháp, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và các quốc gia châu Âu. Theo Đài RT (Nga), Đại sứ Anh Nigel Casey và Đại sứ Pháp Pierre Levy đã đến và ở trong tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga lần lượt trong 30 và 40 phút.

Một ngọn núi lửa phun trào hồi đầu tuần tại Indonesia khiến cư dân quanh khu vực phải đi sơ tán và bỏ lại thú nuôi của mình. Rất nhiều tình nguyện viên đang cố gắng giải cứu những động vật bị chủ bỏ rơi này.

Chính phủ Bangladesh cho biết ít nhất 15 người đã tử vong do nắng nóng gay gắt tại nhiều khu vực trong 2 tuần qua. Chỉ trong vòng 24 giờ qua (tính đến 11h theo giờ địa phương), nước này đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong.

Đài Loan (Trung Quốc) đã phải hứng chịu hơn 1.300 trận động đất chỉ trong vòng một tháng qua, trong đó có những trận động đất lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trước tình hình này, một ứng dụng cảnh báo động đất của 2 sinh viên ngày càng trở nên phổ biến.