Người tạo hình rối nước | Nghệ nhân Hà Nội | 18/05/2024
Qua 34 năm gắn bó với nghề sơn son thếp vàng, nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung là một trong những người có công khôi phục và phát triển nghề làm vàng quỳ tại làng Kiêu Kỵ đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.
Phạm Hồng Vinh là nghệ nhân đầu tiên sáng tạo ra nghệ thuật tranh điêu khắc kính tại Việt Nam, ông đã dành hơn 35 năm sáng tạo và chế tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Làng nghề Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm, từ lâu nổi tiếng với các sản phẩm cao cấp được làm từ nguyên liệu sừng trâu, sừng bò như lược chải tóc, đồ trang sức, bát, đĩa,… Nghệ nhân Lê Thị Thuận là một trong những nghệ nhân chế tác các sản phẩm từ sừng nổi tiếng nơi đây.
Từ hàng trăm năm nay, làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ truyền thống. Các sản phẩm được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ Ngọc Than đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước.
Chọn cho mình một lối đi riêng và miệt mài theo đuổi đề tài điêu khắc sen thu trên gỗ lũa trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường (làng nghề Thiết Úng, Vân Hà, Đông Anh) đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.
Xã Đào Xá, huyện Ứng Hoà, Hà Nội được biết đến là nơi khởi nguồn của các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam như đàn bầu, đàn đáy, đàn nguyệt…Trải qua thời gian, nghề làm đàn của làng vẫn được bảo tồn, lưu truyền và người có công giữ lửa nghề truyền thống đó là nghệ nhân Đào Văn Tuấn - người hết lòng lưu giữ thanh âm dân tộc.
0