Người Việt chi 49.000 tỷ đồng mua thuốc lá hàng năm

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những gánh nặng lớn về bệnh tật và tử vong cùng những tổn thất về kinh tế ở cả cấp hộ gia đình cũng như ở cấp quốc gia. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong sớm.

Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng khuyến cáo cần thay đổi chính sách thuế thuốc lá theo hướng: Bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập, dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Thuốc lá gây ra gánh nặng lớn về bệnh tật và tử vong

Với 15,6 triệu người hút thuốc (Điều tra tình hình hút thuốc lá ở người trưởng thành GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc cao nhất. Mỗi năm, Việt Nam có trên 40.000 ca tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào 2030 nếu Việt Nam không phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả (gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm).

Gánh nặng kinh tế do sử dụng thuốc lá gây ra ở Việt Nam cho điều trị bệnh, tổn thất do mất sức lao động do bệnh tật và tử vong sớm do 5 trong 25 nhóm bệnh là 25.000 tỷ đồng (tương đương gần 1% GDP của năm nghiên cứu 2011). 

Hàng năm, người dân nước ta bỏ ra đến 49.000 tỷ đồng để mua thuốc lá hút.

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những gánh nặng lớn về bệnh tật và tử vong cùng những tổn thất về kinh tế ở cả cấp hộ gia đình cũng như ở cấp quốc gia.

ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm – Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong sớm. Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh (ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản). Ước tính thế giới có 8 triệu người chết mỗi năm liên quan đến các bệnh do thuốc lá gây ra.

"Ngay cả với các loại thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) cũng có các tác hại không kém thì thuốc lá điếu thông thường" – BS. Tuấn Lâm nói.

Giá thuốc lá ở Việt Nam hiện thuộc hàng thấp nhất trên thế giới là nguyên nhân dẫn đến sức mua gia tăng

Theo báo cáo của WHO, năm 2020, giá trung bình một bao thuốc nhãn phổ biến nhất ở Việt Nam là 2,82 đô la PPP/1 bao, chỉ bằng 1/3 so với mức bình quân của tất cả các quốc gia trên thế giới (8,46 đô la PPP/bao). Giá thuốc lá ở Việt Nam đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia có số liệu báo cáo năm 2020.

Báo cáo năm 2021 về chỉ số thuế thuốc lá của Liên minh Phòng chống thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) cũng cho thấy, giá thuốc lá tại Việt Nam ngày càng rẻ so với thu nhập đầu người.

Chỉ số Giá thuốc lá tính theo phần trăm thu nhập quốc dân trên đầu người) – RIP (relative income price - giá tính theo mức thu nhập) giảm từ 11,4% năm 2000 xuống còn 3,04% năm 2019. Chỉ số này được tính bằng phần trăm thu nhập cần thiết để mua 100 bao thuốc lá (20 điếu mỗi bao). Nếu RIP càng nhỏ tức là thuốc lá càng rẻ, dễ mua. Điều này cho thấy ở Việt Nam thuốc lá ngày càng rẻ đi so với thu nhập của người dân và sức mua thuốc lá gia tăng.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm là do thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Giá thuốc lá rẻ làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh thiếu niên và người nghèo.

"Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin – đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá. Chúng ta cần thay đổi điều này, và làm cho việc bắt đầu cũng như tiếp tục hút thuốc ở những người trẻ trở nên khó khăn hơn. Tăng thuế thuốc lá sẽ là cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất để đạt được điều này" - TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nói.

Tăng thuế là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

WHO và Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo tỷ trọng thuế thuốc lá trên giá bán lẻ phải đạt từ 75% mới thực sự có tác động làm giảm tiêu dùng. Việc tăng thuế đối với thuốc lá có thể làm giảm số lượng người nghèo ở Việt Nam, góp phần ngăn ngừa tử vong sớm do hút thuốc và giảm tình trạng bần cùng do chi phí y tế liên quan đến thuốc lá. Người dân Việt Nam sẽ được hưởng lợi thêm từ việc giảm hút thuốc lá thụ động, tăng năng suất của người lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của người hút thuốc và gia đình họ, đồng thời có khả năng đầu tư thêm nguồn thu thuế vào các chương trình xã hội và y tế, cùng những tác động tích cực khác của việc tăng thuế đối với thuốc lá.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế chia sẻ tại hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về "Thực trạng, thách thức và giải pháp tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam".

Bà Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, so sánh thuế và giá thuốc lá của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực ASEAN và rất thấp so với các nước đang phát triển. Thuế thuốc lá thấp, giá thuốc lá rẻ tạo cơ hội cho nhiều thanh thiếu niên, người nghèo cũng có thể mua thuốc lá dễ dàng, thuốc lá được bày bán ở khắp mọi nơi. Hiện chúng ta chưa có quy định về việc cấp phép quản lý điểm bán hàng.

"Hệ lụy của việc sử dụng thuốc lá quá dễ dàng là gánh nặng bệnh tật rất lớn, gia tăng các bệnh do thuốc lá gây ra. Chính vì vậy, tăng thuế thuốc lá ở mức đủ cao là biện pháp quan trọng và hữu hiệu để giảm tiêu thụ thuốc lá trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh thiếu" – bà Hương nhấn mạnh.

Ngân hàng thế giới và WHO đánh giá, chính sách giá và thuế là một trong những chính sách quan trọng nhất để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá và có vai trò chiếm tới 50% trong việc giảm hút thuốc (phần còn lại là tác động từ các biện pháp khác bao gồm: thực thi môi trường không khói thuốc, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, truyền thông về tác hại thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá).

ThS. Đào Thế Sơn – Chuyên gia kinh tế về thuốc lá và buôn lậu thuốc lá của Liên minh phòng chống lao và bệnh phổi quốc tế (the Union) cũng nhấn mạnh: "Thuế là biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất".

Dẫn chứng điều này, ThS. Sơn cho hay, WHO đã chỉ ra, trung bình khi giá thuốc lá tăng 10% sẽ làm giảm sử dụng thuốc lá khoảng 4% tại các nước có thu nhập cao và 5% tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Biện pháp thuế đặc biệt có hiệu quả với nhóm thanh thiếu niên, ước tính khi giá thuốc lá tăng khoảng 10% thì sẽ giảm sử dụng thuốc lá khoảng 10% hoặc hơn ở nhóm trẻ tuổi.

Theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 số 70/2014/QH13, hiện nay Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng. Tuy nhiên khi tính theo chuẩn quốc tế là "tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ" thì tỷ lệ thuế của Việt Nam (bao gồm cả TTĐB và giá trị gia tăng) chỉ chiếm 38,8% giá bán lẻ thuốc lá (2020), thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), bằng một nửa của hầu hết các nước ASEAN như Thái Lan 78,6%, Singapore 67,1%, Indonesia 62,3%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.