Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay phát triển đất nước

Sáng nay, 22/8, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự “Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư" và "Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024".

Với chủ đề "Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước", sự kiện thu hút hơn 400 kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương để cùng chia sẻ ý tưởng, đóng góp vào quá trình phát triển đất nước trong tình hình mới. Đây là lần thứ tư Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới được Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức. 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết hiện có hơn 6 triệu người Việt đang sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở hầu hết các địa bàn có người Việt sinh sống đều đã thành lập tổ chức hội đoàn, thường xuyên có các hoạt động kết nối với trong nước. Trong vòng hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối chuyển về nước đạt hơn 200 tỷ USD, tương đương với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ, bên cạnh đó là rất nhiều đóng góp về chất xám, trí tuệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, trò chuyện với các đại biểu dự Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, trò chuyện với các đại biểu dự Hội nghị (Ảnh: Chinhphu.vn)

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới đã tạo diễn đàn trao đổi chuyên sâu giữa người Việt Nam ở nước ngoài với trong nước về những vấn đề mang tính chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự trở thành “Hội nghị Diên Hồng” của người Việt Nam ở nước ngoài. Qua ba lần tổ chức trước đây, các kiến nghị của kiều bào đã được các cơ quan chức năng trong nước tiếp nhận, chuyển hóa thành các chính sách mới, quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực căn cước, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài tương đương như người dân trong nước. 

Trong khuôn khổ Hội nghị, lần đầu tiên Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Diễn đàn là cơ hội để các chuyên gia, trí thức kiều bào trao đổi về những xu thế phát triển trên thế giới và khu vực; hiến kế về các vấn đề phát triển xanh, bền vững của đất nước; mở rộng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo, phát triển trí tuệ nhân tạo. 

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ dự Hội nghị
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ dự Hội nghị.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây không chỉ là dịp gặp gỡ, hội ngộ, trùng phùng của những người con đất Việt từ khắp nơi trên thế giới, những cánh chim đầu đàn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… mà còn là diễn đàn để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, là nơi hiến kế xây dựng đất nước. Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, cơ đồ và vị thế như ngày nay, kết quả này có sự đóng góp của hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ về tình hình thế giới, đường lối đối ngoại của Việt Nam, những yếu tố nền tảng và 6 định hướng phát triển của Việt Nam hiện nay; đồng thời có ba định hướng đặt ra để huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc phát triển đất nước và là cầu nối để thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp thu các ý kiến đề xuất của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền để tạo điều kiện tốt nhất cho bà con kiều bào chung tay đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Trong 3 ngày, kiều bào Việt Nam sẽ tham gia vào rất nhiều hoạt động, diễn đàn, hội kiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước; ký kết văn bản hợp tác; đi khảo sát thực tế, gặp gỡ, trao đổi với địa phương và doanh nghiệp trong nước. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.