Nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới

Theo một nghiên cứu mới nhất vừa công bố trên tạp chí Lancet cho thấy, nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới, chiếm 1/8 tổng số ca tử vong vào năm 2019.

Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae còn được gọi là phế trực khuẩn Friedlander gây ra các loại bội nhiễm ở đường hô hấp, luôn trực chờ để tấn công khi hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu.

Nghiên cứu mới xem xét các trường hợp tử vong do 33 mầm bệnh vi khuẩn phổ biến và 11 loại bệnh truyền nhiễm trên 204 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các mầm bệnh có liên quan đến 7,7 triệu ca tử vong - chiếm 13,6% tổng số ca tử vong toàn cầu - vào năm 2019, một năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Con số này cho thấy nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim. 

Trong số 33  vi khuẩn, chỉ 5 loại gây ra số ca tử vong nhiều nhất bao gồm Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Escherichia coli, Streptococcus pneumoniae (Phế cầu khuẩn), Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh).

Saureus là một loại vi khuẩn phổ biến trên da và lỗ mũi của con người nhưng lại gây ra một loạt bệnh như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, và viêm tủy xương.. Trong khi đó vi khuẩn E coli thường gây ngộ độc thực phẩm.

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu” - một chương trình nghiên cứu lớn do Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ với sự tham gia của hàng nghìn nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.

"Những dữ liệu mới này lần đầu tiên tiết lộ toàn bộ thách thức đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu do nhiễm vi khuẩn gây ra", đồng tác giả nghiên cứu Christopher Murray, Giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe có trụ sở tại Mỹ cho biết,  "Điều quan trọng là đưa những kết quả này vào các sáng kiến y tế toàn cầu để có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn về những mầm bệnh chết người này và thực hiện các khoản đầu tư thích hợp để giảm số ca tử vong và nhiễm bệnh".

Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng nghèo và giàu. Ở châu Phi cận Sahara, có 230 ca tử vong trên 100.000 dân do nhiễm vi khuẩn. Con số đó đã giảm xuống còn 52 trên 100.000 với các quốc gia ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Australasia.

Các nhà nghiên cứu kêu gọi tăng tài trợ, bao gồm cả vắc-xin mới, để giảm số ca tử vong, đồng thời cảnh báo chống lại "việc lạm dụng kháng sinh". Rửa tay là một trong những biện pháp được khuyến cáo để ngăn ngừa vi khuẩn.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tuần (từ ngày 17 đến 24/5), trên địa bàn thành phố ghi nhận 23 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 18 ca so với tuần trước đó) và không có ổ dịch mới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các công ty thuốc lá vẫn đang tích cực nhắm mục tiêu vào giới trẻ thông qua mạng xã hội, các sự kiện thể thao, âm nhạc và các sản phẩm mới có hương vị, nhằm lôi kéo thế hệ trẻ sử dụng nicotine.

Bộ Y tế đã ban hành hàng loạt các Thông tư đã được xây dựng để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các quy định pháp luật về đấu thầu nhằm tháo gỡ vướng mắc đấu thầu vật tư y tế,

Liên quan đến vụ cháy nhà trọ trên phố Trung Kính, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, chiều 24/5, ba bệnh nhân nặng đã được đưa đến bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Phát hiện bé trai 8 tuổi bị đuối nước được sơ cứu sai cách, nữ đều dưỡng quyết liệt yêu cầu đặt cháu bé xuống mặt phẳng cứng để tiến hành cấp cứu và đã kịp thời cứu cháu bé thoát chết.

Cục Quản lý Dược công bố cấp mới và gia hạn gần 100 vaccine, sinh phẩm y tế, thuốc biệt dược gốc và thuốc có chứng minh tương đương sinh học để phục vụ nhu cầu đấu thầu, khám chữa bệnh và phòng chống dịch.