Nhà đầu tư vốn "khoẻ" vẫn đi "săn" đất đấu giá

Trong khi những nhà đầu cơ, lướt sóng đang rời khỏi thị phần đất đấu giá thì nhà đầu tư có vốn tốt, xác định kinh doanh lâu dài vẫn săn tìm sản phẩm tốt.

Chị Oanh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) “chốt” thành công giao dịch lô đất đấu giá tại Phúc Thọ với mức giá hơn 3 tỷ đồng. Nhà đầu tư này đặt kỳ vọng lớn vào tỷ suất sinh lời của lô đất bởi vị trí tốt, mức giá khởi điểm mua vào hợp lý.

Những lô đất đấu giá ở Đồng Phươm, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ.

Đến thời điểm hiện tại, chị Oanh dự tính sẽ tiếp tục tìm kiếm trên thị trường thứ cấp kết hợp với nộp hồ sơ tham gia đấu giá để bổ sung vào nguồn hàng của mình.

Lý giải cho lựa chọn này, chị Oanh phân tích, đất đấu giá tính pháp lý đảm bảo. Điểm cộng của loại hình này chính là quy hoạch đẹp, các trục đường kết nối nội khu xây dựng hiện đại, vỉa hè thông thoáng. Đất đấu giá là sự lựa chọn hợp lý dành cho người dân có nhu cầu ở thực.

Mặt khác, người dân sẽ có xu hướng chuyển dịch dần ra vùng ven. Đất các khu vực ven Hà Nội chắc chắn sẽ tăng do hạ tầng kết nối vào trung tâm ngày càng hoàn thiện. Mặt khác, cũng do quỹ đất rộng, nên các lô đất dự án hoặc đất đấu giá đều được quy hoạch bài bản, hạ tầng giao thông hiện đại.

Cũng theo chị Oanh, đây là thời điểm tốt để tìm kiếm lựa chọn lô đất đẹp cho mục tiêu tích sản. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng phát triển khu vực phía Tây Hà Nội thành trung tâm hành chính mới, điều này đã tạo ra cú hích cho sự phát triển của khu vực này.

Ông Vi Trọng Nam, Giám đốc một sàn môi giới bất động sản ở Phúc Thọ nhận định, đã qua thời bước ra khỏi phòng đấu giá đã có thể sang tay kiếm trăm triệu.Nhóm nhà đầu cơ, lướt sóng đang rời khỏi thị trường.

Nhưng vẫn một số nhà đầu tư tìm kiếm đất vùng ven đặc biệt là loại hình đất đấu giá. Họ mạnh tay xuống tiền vì họ sẵn vốn tốt, xác định đầu tư lâu dài.

Ông Nam phân tích, đất đấu giá có tính pháp lý rõ ràng, được chính quyền cắm mốc thực địa cho người sử dụng nên không vướng tranh chấp, không dính quy hoạch treo, không bị lấn chiếm, chồng lấn,…

Bên cạnh đó, đất đấu giá được đầu tư xây dựng hạ tầng đầy đủ, đường nhựa hoặc bê tông trải rộng, cấp thoát nước, điện sinh hoạt, chiếu sáng… đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng trước khi bàn giao cho người trúng đấu giá.

Hơn nữa, theo quyết định trúng đấu giá, người trúng đấu giá đất sẽ nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước nên không bị kẻ xấu trục lợi, cũng không lo bị môi giới làm giá. Ngoài ra, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Vì thế, đất nền đấu giá luôn là mặt hàng mà dân đầu tư bất động sản và những người muốn lựa chọn cho mình căn nhà thứ hai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.

Một trong các mục tiêu của việc di dời nhà máy ra khỏi nội đô là giảm áp tải lên đô thị Thủ đô. Thế nhưng những khu 'đất vàng' sau khi các nhà máy đã di dời ấy được sử dụng ra sao? Mục tiêu của việc di dời ấy có đạt được hay không?