Nhà soạn nhạc Aram Khachaturian và tác phẩm Vũ khúc múa kiếm

Aram Khachaturian (1903-1978) là một nhà soạn nhạc người Nga nổi tiếng với tác phẩm “Vũ khúc múa kiếm” được thể hiện trong một phân đoạn của vở ballet Gayane. "Vũ khúc múa kiếm" được coi là một trong những tác phẩm đặc sắc của âm nhạc, nổi tiếng thế kỷ 20.

Tiểu sử  về Aram Khachaturian, nhà soạn nhạc vĩ đại người Armenia rất thú vị. Ông sinh ra tại Tifflis, thủ đô Gruzia, trong gia đình thợ đóng sách người Armenia. Cha mẹ ông không hề học nhạc, nhưng là những người rất tài năng trong lĩnh vực này, vì thế ngôi nhà của họ luôn tràn đầy các giai điệu âm nhạc, các bài ca và những điệu múa.

Nhà soạn nhạc tương lai yêu thích âm nhạc từ thuở ấu thơ, biết chơi các nhạc cụ dân gian từ rất sớm, tuy vậy cho đến tận năm 19 tuổi Aram Khachaturian không hề học nhạc lý, cũng không hề có khái niệm gì về nhạc giao hưởng và opera.

Tifflis xưa là một thành phố âm nhạc, Khachaturian đã hồi tưởng về thành phố tuổi thơ của mình: “Để có thể đắm mình vào không gian âm nhạc, tạo thành từ rất nhiều nguồn khác nhau, người ta chỉ cần đi theo các con phố nhỏ rời xa trung tâm thành phố một chút…”

Năm 1921, Aram Khachaturian đến Moscow, thi vào khoa dự bị để sau đó dự thi vào khoa Toán - Lý đại học Tổng hợp Moscow. Một năm sau, năm 1922, ông thi vào lớp cello Học viện Âm nhạc mang tên "Anh em Gnessin", nơi ông nhận được sự giúp đỡ tận tình và nguồn cổ vũ mạnh mẽ từ các nhà sư phạm âm nhạc tài danh thời đó.

Chàng trai Armenia tài năng lọt vào mắt xanh của Mikhail Gnessin và được nhà soạn nhạc này giúp đỡ rất nhiều trong học tập. Tại Moscow, lần đầu tiên trong đời Aram Khachaturian đi nghe hoà nhạc và biết đến nhạc giao hưởng.

Sự nghiệp của Khachaturian với tư cách là nhà soạn nhạc được xác định vào năm 1925, khi trong Học viện Gnessin xuất hiện lớp soạn nhạc. Khachaturian đã tiếp nhận được các kiến thức đầu tiên về soạn nhạc tại đây. Các tác phẩm của Beethoven và Rachmaninov làm rung động tâm hồn ông và cho ông nguồn cảm hứng để viết nên tác phẩm đầu tay “Vũ điệu cho violin và piano”.

Aram Khachaturian vừa là nhà soạn nhạc vừa là nhạc trưởng nổi tiếng. Ảnh: stjohnarmenianchurch

Ngoài việc sáng tác âm nhạc, Khachaturian cũng dành nhiều công sức cho sự nghiệp giáo dục, suốt một thời gian dài giảng dạy lớp soạn nhạc tại Nhạc viện Moscow và Đại học sư phạm Âm nhạc mang tên Anh em Gnessin. Ông phát triển các nguyên tắc sư phạm của thầy mình là Miaskovsky lên đến đỉnh cao. Với kinh nghiệm sáng tạo của cá nhân, ông trở thành người sáng lập một trường phái soạn nhạc riêng – trường phái Khachaturian.

Khachaturian cũng đạt được những thành công nhất định trong vai trò nhạc trưởng, dù ông trở thành nhạc trưởng một cách tình cờ: Trong buổi hoà nhạc có sự tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng Leonid Kogan mừng Viện sĩ Vavilov, những người tổ chức muốn mời ông đích thân chỉ huy dàn nhạc. Thành công của buổi hoà nhạc đó mở đầu cho sự nghiệp của Khachaturian với tư cách nhạc trưởng.

Vở ballet Gayane. Ảnh: perish.info

Aram Khachaturian nhận được rất nhiều giải thưởng, nhưng ông lại được biết đến nhiều và nổi tiếng bởi một tác phẩm mang tên “Vũ khúc múa kiếm”. Đây là một phân đoạn trong vở ballet Gayane của Aram Khachaturian, nơi các vũ công thể hiện kỹ năng của họ bằng những thanh kiếm. Với tác phẩm này, ông rõ ràng cảm thấy rằng sự nổi tiếng của nó "làm chệch hướng sự chú ý đến các tác phẩm khác của ông".

"Vũ khúc múa kiếm" được coi là một trong những tác phẩm đặc sắc của âm nhạc nổi tiếng thế kỷ 20. Nó được phổ biến bởi các bản cover của các nghệ sĩ nhạc pop đầu tiên ở Mỹ và sau đó là ở các nước khác như Anh và Đức. Việc sử dụng tác phẩm này trong một loạt các bộ phim và phim truyền hình trong nhiều thập kỷ đã góp phần đáng kể vào sự nổi tiếng của nó.

Trong đời hoạt động nghệ thuật của mình, Aram Khachaturian nhận được nhiều giải thưởng lớn của quốc gia và quốc tế. Năm 1963 ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học nước cộng hoà Armenia, Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Âm nhạc Italia Santa Cecilia (1960), Giáo sư danh dự Nhạc viện quốc gia Mexico (1960), Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Đức (1960). Ông được trao danh hiệu Giáo sư, Tiến sĩ nghệ thuật năm 1965./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 14/5, Mỹ Anh chính thức phát hành MV ‘Guess I Should’ve Known’. MV mang phong cách Y2K, kể về câu chuyện tình yêu ‘transit love’ khiến người hâm mộ không khỏi thích thú.

Từng "gây bão" tại Thái Lan với bản hit "Dễ đến dễ đi" ra mắt năm 2020, Quang Hùng MasterD được biết đến là gương mặt ca sĩ trẻ Việt Nam chiếm được tình cảm của đông đảo khán giả xứ Chùa Vàng. Giọng ca gốc Huế bất ngờ tái xuất đường đua Vpop với sản phẩm âm nhạc mới mang tên "Mưa Đá", tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cả khán giả Việt Nam và nước bạn.

Sau 8 năm từ khi debut với nhiều thành tích khủng trong làng nhạc K-pop, BLACKPINK đã trở thành một trong những nhóm nhạc nữ có sức ảnh hưởng nhất tại xứ kim chi. Bên cạnh loạt hit chung đình đám, các thành viên BLACKPINK còn tích cực cho ra mắt sản phẩm âm nhạc solo và được công chúng đón nhận. MV “Flower” của Jisoo mới đây lại tiếp tục phá kỷ lục trên các nền tảng số.

Một sự kiện âm nhạc đang được khán giả Hà Nội mong chờ là Westlife - The Hits Tour 2024. Mọi thông tin liên quan đến sự kiện ở thời điểm này đều nhận được sự quan tâm của người hâm mộ. Thị trường mua, bán vé Westlife biểu diễn tại Hà Nội có biến động gì sau hơn một ngày mở bán?

Sau nửa năm kể từ bản hit ‘Drama’, ngày 13/5, aespa chính thức trở lại đường đua âm nhạc với ‘Supernova’. Ca khúc là một trong hai bài hát chủ đề thuộc full album đầu tay của nhóm.

Stray Kids chính thức phát hành ca khúc tiếng Anh “Lose My Breath” kết hợp với Charlie Puth. Ca khúc đánh dấu lần đầu tiên nhóm nhạc Hàn Quốc hợp tác với một nghệ sĩ nước ngoài.