Góc nhạc Cổ điển: "Nhà thần học viết bằng những phím đàn"
Bach được biết đến là một nhà soạn nhạc có khả năng kết hợp nhịp điệu của nhạc khiêu vũ Pháp, sự duyên dáng của ca khúc Ý, và sự tinh tế của kỹ thuật đối âm Đức. Song, đối với ông, âm nhạc không chỉ đơn thuần là âm nhạc mà còn là tôn giáo. Gần ba phần tư những sáng tác của ông tập trung vào các chủ đề tôn giáo. Nhiều người gọi Bach là "Người viết Phúc âm thứ năm", hay ông còn được miêu tả là "Nhà thần học viết bằng những phím đàn".
Nhạc của Bach đã tạo nên bước ngoặt quan trọng của lịch sử âm nhạc phương Tây, đánh dấu sự phát triển đỉnh cao của thời kì âm nhạc Baroque và mang trong mình những mầm mống đầu tiên của một thời kì mới đầy sức sống và hơi thở của thời đại, thời kì Cổ điển và Lãng mạn sau này.
Trong sự nghiệp sáng tác, Bach cũng gặp không ít khó khăn. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc, Bach tìm được việc khá dễ dàng. Tuy vậy, cơ hội việc làm khi đó không có nhiều đất cho ông sáng tạo, ông phải lựa chọn giữa việc làm một nhân viên trong tòa án, một người chơi đàn organ trong nhà thờ, hay một thầy giáo dạy nhạc. Bởi vậy, những công việc này thực tế đều không thỏa mãn những kỳ vọng của Bach. Ban đầu, ông đồng ý làm việc trong tòa án, nhưng rồi quyết định “nhảy việc”. Về sau, ông trở thành nhạc công kiêm người điều khiển đoàn ca trong nhà thờ Sanh Thô-mát (St. Thomas) ở thành phố Lép-zích (Leipzig), Đức. Ông đã gắn bó với công việc này cho tới khi qua đời năm 1750.
Trong suốt sự nghiệp cống hiến cho nền âm nhạc cổ điển, Bach phải đối mặt với không ít thất vọng. Trước tiên, công việc không đem lại cho ông đồng lương hậu hĩnh. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc cũng không lý tưởng, do nhà thờ không có đủ tiền để mời cho ông những giọng ca xuất chúng, những nhạc công giỏi hay mua về những nhạc cụ tốt để tương xứng với những bản nhạc tinh tế do ông sáng tác ra. Tuy vậy, với mục tiêu “soạn ra những bản nhạc tuyệt vời kính dâng lên Chúa”, công việc ở nhà thờ vẫn phù hợp với ông hơn cả.
Trong các tác phẩm viết cho đàn violin, tác phẩm Partitas số 2 cung Rê thứ dành cho vi-ô-lông của Johann Sebastian Bach là tác phẩm dài nhất và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số 6 tác phẩm viết cho vi-ô-lông không nhạc đệm của ông. Tác phẩm đã thu hút được nhiều sự chú ý và ngưỡng mộ kể từ thời phục hưng của Bach vào thế kỷ 19. Nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã viết về tác phẩm này như sau: "Trên một khuông nhạc, đối với một nhạc cụ nhỏ, người đàn ông viết ra cả một thế giới của những suy nghĩ sâu sắc nhất và những cảm xúc mạnh mẽ nhất. Nếu tôi tưởng tượng rằng mình có thể tạo ra, thậm chí hình thành nên tác phẩm, tôi khá chắc chắn rằng tôi sẽ quá phấn khích và trải nghiệm kinh hoàng đó sẽ khiến tôi mất trí."
Sự kết hợp những phong cách âm nhạc khác nhau trong một cách tư duy khúc chiết và logic rất đặc trưng của ông đã tạo nên sự phong phú, sâu sắc và bao quát của âm nhạc Bach. Song trên tất cả, chính cuộc sống luôn vận động, chính cá tính mạnh mẽ và nghị lực đã làm cho âm nhạc Bach bước ra khỏi mái vòm của nhà thờ để đến với những giá trị nhân văn bất diệt, không lu mờ trước những chuyển động bất tận của xã hội, thời đại và con người. Âm nhạc Bach là một mẫu mực cho không chỉ biết bao thế hệ nhạc sĩ học tập, mà đã cho tất cả chúng ta được suy ngẫm và trải nghiệm về cuộc sống đầy nóng bỏng và vận động. Những vẻ đẹp giản dị, hài hoà và cân bằng của những kiệt tác luôn luôn làm những người yêu âm nhạc, hay rộng hơn là những người yêu nghệ thuật trân trọng, say mê và ngưỡng mộ.
Những bí ẩn về cuộc đời sáng tác của nhạc sỹ thiên tài người Đức Johann Sebastian Bach và một số tác phẩm nổi tiếng của ông sẽ có trên Hanoi Radio concert lúc 14h thứ 6 ngày 22 tháng 9 trên kênh FM 96MHz của Đài PT-TH Hà Nội. Đồng hành cùng với Hanoi Radio Concert mỗi ngày, bạn sẽ được biết những câu chuyện thú vị và sự phong phú muôn màu, muôn vẻ của âm nhạc kinh điển thế giới.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0