'Nhà' trong tâm thức người Việt

Trong tâm thức của người Việt, "nhà" không chỉ được coi là một nơi để ở, là chốn đi về mà nhà còn được xem là biểu tượng của quê hương, của tổ ấm gia đình, là cha mẹ, là ký ức vui buồn, yêu thương và hi vọng…Trong giờ phút đặc biệt chuẩn bị chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tất cả chúng ta, dù là ai, làm bất cứ công việc gì đều có mong muốn được trở về dưới mái nhà để quây quần, sum họp với người thân.

 

 

Nhà văn Hà Nguyên Huyến – Đường Lâm, Hà Nội chia sẻ: "Nhà này được làm từ năm 1976, qua rất nhiều lần sửa chữa rồi nhưng vẫn giữ được cái chữ nhất tối cổ, thờ tổ tiên cha mẹ. Nhà truyền thống của người Việt luôn kéo dài theo chữ nhất, ba gian hoặc năm gian hai dĩ. Đây là ngôi nhà năm gian hai dĩ. Trong thì thờ tự, ngoài thì ngồi chơi. Trong tâm thức người Việt, nhà là nơi về, nhà là nơi trốn, đây là không gian cho cộng đồng, ông bà cha mẹ con cháu, thậm chí bốn đời ở với nhau trong cái không gian này. Thế và khi Tết đến xuân về thì mọi người đều nhớ đến nhà, nhớ đến quê. Trong cái ngày xuân này thì không khí nó đầm ấm, vui vẻ, ngoài trời thì mưa phùn, hoa đào hoa mai hoa mận nở, trong nhà thì khói hương nghi ngút. Trong cái sâu thẳm của con người, trong tâm thức con người, nhà hiện về như cái hiện thân, cái bản ngã của con người".

'Nhà' trong tâm thức người Việt

Ông Thái Gia Hiền – Dòng họ Thái Gia làng Vạn Phúc, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Ngôi nhà thờ họ là có lịch sử của dòng họ để lại, thứ hai là đã xây dựng được một cái nhà thờ họ là có sự thống nhất, sự đóng góp từ mỗi thành viên trong dòng họ, các thế hệ trong gia đình từ đời các cụ, đời ông bà, đến những thành viên cha mẹ và con cái, phải nhớ đây là nơi có truyền thống của dòng họ để hiểu mình sinh ra cội nguồn ở đâu để lưu truyền mãi đời sau. Bởi thế nên là nhà thờ họ rất có ý nghĩa và rất quan trọng đối với thành viên trong dòng họ".

Ông Thái Quốc Hùng – Dòng họ Thái Gia làng Vạn Phúc, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: "Tôi đặc biệt tâm đắc với bức đại tự có ba chữ Hán trong gian nhà thờ họ của chúng tôi đây. Ba chữ đó là Ẩm tư nguyên, tức là uống nước nhớ nguồn, chúng tôi luôn luôn tâm đắc với câu nói của các cụ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi mãi để lưu truyền cho các đời dòng họ của chúng tôi về sau".

Trở về dưới mái nhà chung mỗi khi Tết đến, Xuân về trong thực tế đời sống hay dù chỉ là trong tâm thức.

"Con cháu, những người đi làm ăn phương xa được về để thắp hương cho các cụ và nghĩ về những giá trị của nếp nhà mình và thông qua đó thì họ được sống theo đúng cái văn hóa của cái gia đình đó"- Kiến trúc sư Khuất Văn Thắng chia sẻ.

Ông Vũ Bình – Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội cho biết: "Đối với tôi, ngôi nhà này có ý nghĩa rất sâu sắc, trước hết là bởi nó là một công trình kiến trúc rất đặc biệt. Ngôi nhà này có cái nét của nền văn hóa phương Đông đồng thời có những cái nét của nền kiến trúc phương Tây. Ngôi nhà này được làm từ năm 1904 và gia đình chúng tôi chuyển về ngôi nhà này từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Cả tuổi thơ của tôi gắn với ngôi nhà này, các anh em của tôi, các con của tôi đều sinh ra lớn lên ở ngôi nhà này. Các bạn ấy ngày nay thì mỗi người một nơi. Thường thì thứ bảy chủ nhật, hay là những dịp đặc biệt của văn hóa dân tộc, đặc biệt là vào dịp Tết, đây là nơi mà các bạn ấy hướng về, đây là một cái truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời là sự gắn bó của gia đình mà chúng tôi luôn luôn cố gắng giữ gìn".

"Nhà" cũng mang trong mình khái niệm tinh thần: là tổ ấm, là gia đình, cha mẹ, là ký ức vui - buồn, yêu thương và hi vọng

"Con gái lớn đang sinh sống và làm việc ở Canada, con trai thứ hai là Minh thì đang học ở Nhật. Có những năm mà các bạn ấy không về ăn Tết cùng bố mẹ được, chỉ có hai vợ chồng thì thực sự là cảm thấy buồn, cảm thấy nhớ các con vô cùng, cảm thấy ngôi nhà nó đã rộng rồi lại càng rộng hơn". - Bà Nguyễn Vũ Hồng Ngọc – Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ.

Nhà báo Vĩnh Quyên - "Đôi khi người ta nghĩ rằng thế giới phẳng thì không cần phải ngồi với nhau, không cần nắm một cái tay ở ngoài khi chúng ta có thể gọi video call, chúng ta có thể chat qua mạng, chúng ta có thể bấm like, rồi chúng ta comment để chúng ta biểu lộ tình cảm. Thế nhưng mà, khi một giai đoạn ấy, chúng ta đã hăm hở chúng ta sống một cách như vậy thì mình rút ra là dù gì thì gì vẫn không được ngồi cạnh nhau, được nhìn vào gương mặt của nhau, nhìn ánh mắt của nhau, được nói chuyện với nhau, sẻ chia với nhau, nó vẫn là một cái cảm giác, nó là cảm giác thật. Còn tất nhiên có những cái hoàn cảnh mà các thành viên ở xa bắt buộc vì điều kiện học hành công tác hoặc là con cái đi du học thì mình phải chấp nhận cái hoàn cảnh như vậy. Nhưng mà không có cái gì thực sự là ấm cúng và thân tình hơn khi được ngồi cạnh nhau".

Bà Nguyễn Vũ Hồng Ngọc – Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội: "Khi gặp lại con cảm giác rất là lạ, nó có sự hồi hộp, chan chứa biết bao nhiêu là yêu thương. Ví dụ như là trước đấy đếm ngược, còn mấy ngày nữa thì con về này, con thích ăn gì, mình sẽ mua gì cho con. Tức là có cảm xúc trong gần đến những ngày đón con: mua gì làm gì cho con ăn, cảm giác nó cứ rộn ràng ở trong tim í. Đấy là cảm giác rất là thực. Còn đương nhiên thì gọi điện thoại video call hàng ngày rồi. Nhưng mà phải gặp nhau thì mới cảm thấy đã, mới thỏa được cái tình yêu thương, thương nhớ con lúc con ở xa".

Vào dịp Tết, ngôi nhà lại gợi nhắc về tình yêu đối với truyền thống cộng đồng và dòng họ, ngôi nhà của tình thân, ngôi nhà đoàn viên và có thể là ngôi nhà của tình thương

Kiến trúc sư Khuất Văn Thắng chia sẻ: "Nền tảng phát triển của người Việt nó dựa trên căn nhà bởi vì nó có những giá trị rất là tuyệt vời, nó nói về nguồn gốc, tình cảm và cái gắn kết của gia đình thông qua những cái hoạt động, đời sống hàng ngày, ví dụ như là với cái xã hội hiện đại hiện nay, không gian nó được tách rời, ngay kể cả phòng của những đứa trẻ, hoặc là phòng của gia đình. Một số gia đình giữ gìn và phát triển dựa trên những giá trị về truyền thống và trong căn nhà ấy vẫn ở ba thế hệ. nên là ông bà, con cháu, vợ chồng vẫn được nhìn thấy nhau hàng ngày. Ngoài ra trong cái quá trình phát triển hiện nay, một số yếu tố thay đổi, con cháu phát triển, đi làm ăn xa một số nơi nên nó cũng giảm được cái mật độ cho cái căn nhà đó. Tuy nhiên, tất cả những cái ngày liên quan đến Tết Việt Nam, thì con cháu, gia đình luôn gặp gỡ trong không gian vui vẻ với nhau bằng sự chuẩn bị rất là kỹ càng cho phút giao thời giữa năm cũ và năm mới".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.

Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".

Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.

Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".

Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động.