Nhà văn Hồ Phương, tác giả truyện ngắn 'Cỏ non' qua đời

Nhà văn, Thiếu tướng Hồ Phương, người nổi tiếng rất sớm với tác phẩm "Cỏ non" đã qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Thông tin trên được nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết hôm 3/1. Theo đó, nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết:

"Khi nghe họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, cháu của nhà văn thông báo tin buồn, tự nhiên trong tôi hiện lên một vùng cỏ non mênh mông. Có lẽ, bởi tác phẩm đầu tiên của ông đã hằn sâu trong ký ức tôi là tác phẩm Cỏ non được trích trong sách giáo khoa hồi tôi còn đi học. Với tôi, ông không bay về trời mà vẫn ở lại mặt đất trong màu cỏ xanh mãi tận chân trời ấy. Xin cúi đầu tiễn biệt ông: Người lính Hồ Phương, nhà văn Hồ Phương".

Nhà văn Hồ Phương sinh năm 1930 tại thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông, Hà Nội), với tên khai sinh là Nguyễn Thế Xương. Sinh thời, ông cho biết ông có sự ngưỡng mộ đặc biệt với Bác Hồ. Ông kể, năm 15 tuổi, cách mạng thành công, ông đã nghe cha mình và các anh trai ngồi nói chuyện về Bác. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông vào tự vệ thành, rồi trở thành Vệ Út của trung đoàn Thủ đô cũng là vì hâm mộ Bác Hồ. Lên chiến khu, được gặp Bác trực tiếp, hình ảnh thần tượng trong ông càng sống động. Năm 2007, ở tuổi ngoài 70, ông đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết về tình cha con của Bác Hồ mang tên Cha và con (Nhà xuất bản Kim Đồng).

Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương (1930 - 2024) (Ảnh: Tư liệu).

Năm 16 tuổi, Hồ Phương đã đứng trong hàng ngũ những người tự vệ có mặt trên các chiến lũy ở Thủ đô để đánh giặc Pháp. Ông cũng là một trong những Chính trị viên xuất sắc, trực tiếp chiến đấu và phụ trách báo Quân Tiên phong của Đại đoàn 308 trong chống Pháp.

Năm 1948, ông viết truyện ngắn đầu tay Nước mắt xung kích. Ông đã suy nghĩ để chọn một bút danh cho mình và ông đã chọn Hồ Phương theo họ của Bác Hồ. 

Trong cuộc đời văn nghiệp của một nhà văn quân đội, Hồ Phương đã cho ra mắt nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Thư nhà, Lá cờ chuẩn đỏ thắm, Cỏ non, Kan Lịch, Những tầm cao, Biển gọi, Chúng tôi ở Cồn Cỏ …

Nhà văn Hồ Phương nổi tiếng nhanh chóng với tác phẩm "Cỏ non" sau khi tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa phổ thông.

Một tác phẩm khác của ông cũng đi vào ký ức của nhiều thế hệ độc giả đó là "Thư nhà" viết năm 1948 khi Hồ Phương mới 18 tuổi.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, nhà văn Hồ Phương được điều về Tổng cục Chính trị với nhiệm vụ viết văn và tham gia thành lập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông là một trong những vị tướng, nhà văn hiếm hoi ở Việt Nam. Năm 1993, ông nghỉ hưu.

Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.

Có thể thấy, hơi thở cuộc sống hào hùng luôn hiện lên qua những trang văn của nhà văn lão thành, tiêu biểu như: Những tiếng súng đầu tiên (1955), Cỏ non (truyện ngắn 1960), Xóm mới (tập truyện ngắn, 1963), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (ký sự dài, 1966), Khi có một mặt trời (truyện ký 1972).

Các sáng tác của ông chủ yếu viết về anh hùng, những điều tốt đẹp, tỏa sáng của anh bộ đội cụ Hồ và nhân dân. Những Anh hùng có thật như Kan Lịch, Lê Mã Lương, chiến sĩ Cồn Cỏ, lãnh tụ Hồ Chí Minh... đã trở thành nhân vật văn học trong tác phẩm của Hồ Phương. 

Một số giải thưởng của Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn nghệ 1958 cho tác phẩm Cỏ non.

Giải thưởng văn học Thủ đô 1983 cho tác phẩm Những tầm cao.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam - Bộ Công an với tác phẩm Yêu tinh (2001).

Giải thưởng UBTQ Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tác phẩm Ngàn dâu (2003).

Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Ngàn dâu, Những cánh rừng lá đỏ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.