Nhật Bản lên kế hoạch “bơm tiền” cho ngành bán dẫn nội địa để tránh bị động vì thiếu chip

Nhật báo Nikkei đưa tin, Nhật Bản sẽ hỗ trợ sản xuất trong nước, đặc biệt với ngành bán dẫn và pin tiên tiến. Trong bối cảnh tình trạng thiếu chip đe dọa tới hầu hết mọi ngành công nghiệp, Nhật Bản đang tìm cách chống lại thông qua tích cực đầu tư cho ngành bán dẫn.
Thông qua các khoản tài trợ cho công nghệ sản xuất, chính phủ Nhật Bản hi vọng sẽ mời được các nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ tham gia xây dựng ngành bán dẫn cho Nhật Bản. Mục đích là đảm bảo an ninh kinh tế bằng cách tăng cường chuỗi cung ứng dựa trên liên minh Mỹ-Nhật Bản.
Nhật Bản hiện có quỹ 1,8 tỷ USD nhằm hỗ trợ ngành sản xuất chip trong nước. Kế hoạch mới nhất của chính phủ nước này là mở rộng các chương trình hỗ trợ và tăng số tiền hỗ trợ nghiên cứu công nghệ sản xuất chất bán dẫn và pin tiên tiến.
Sau các cuộc đàm phán trong liên minh cầm quyền, nội các của Thủ tướng Yoshihide Suga dự kiến sẽ thông qua chiến lược tăng trưởng sớm nhất vào tháng Sáu tới.
Các quốc gia khác cũng đang tích cực rót vốn đầu tư và mời các công ty công nghệ có uy tín trong ngành bán dẫn tới đầu tư và sản xuất. Mỹ dự kiến sẽ chi khoảng 40 tỷ USD hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển bán dẫn, trong khi Trung Quốc có kế hoạch hỗ trợ gần 120 tỷ USD.
Chính phủ các nước coi chất bán dẫn là thiết yếu đối với các đổi mới công nghệ và hướng tới một thế giới ít phát thải CO2 hơn.
Dự thảo chiến lược đặt mục tiêu, Nhật Bản sẽ nắm giữ 40% thị phần toàn cầu về chất bán dẫn thế hệ tiếp theo sử dụng trên xe điện và các ứng dụng khác vào cuối thập kỷ này. Nhật Bản dự kiến sẽ tập trung rót vốn đầu tư cho đến năm 2025 và chính phủ sẽ cùng nhau lập kế hoạch về nơi đặt các địa điểm sản xuất chất bán dẫn.

Chính phủ Nhật sẽ tìm cách thu hút các công ty nước ngoài sở hữu công nghệ lõi tham gia hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Thị trường pin dự kiến sẽ mở rộng với sự gia tăng của các dòng xe chạy bằng năng lượng tái tạo và xe điện. Pin cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu giảm phát thải hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.
Chính phủ Nhật đặt mục tiêu đảm bảo nguồn cung pin hiệu suất và dung lượng cao cho các phương tiện chạy điện vào năm 2030. Nước này cũng sẽ thúc đẩy đầu tư quy mô lớn vào cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để phát triển pin và chất bán dẫn.
Nhật Bản sẽ thường xuyên phối hợp với chính phủ Mỹ nhằm duy trì một chuỗi cung ứng ổn định giữa các đồng minh. Ý tưởng là phân cấp các địa điểm sản xuất để giảm thiểu nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong những khoảng thời gian khó khăn và bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
Quốc gia Đông Á này dự kiến sẽ đẩy nhanh việc lắp đặt các trạm sạc cho xe điện và các trạm sạc hydro cho xe chạy bằng pin nhiên liệu để sớm hoàn thành chiến lược tăng trưởngmới. Chiến lược tăng trưởng mới cũng sẽ thúc đẩy sản xuất vắc xin và các sản phẩm y tế khác trong nước sau bài học kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị khu công nghệ cao giúp TP. HCM tăng đầu tư đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển cho khu vực tư nhân.
Tập đoàn Google công bố bản nâng cấp mới cho tính năng tìm kiếm trong Gmail, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thư điện tử (email) cần thiết.
Làn sóng đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực AI.
Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.
0