Nhật Bản lo ngại về phân loại thực phẩm chức năng
Công ty dược phẩm Kobayashi có trụ sở tại Osaka đã thu hồi nhiều sản phẩm, bao gồm cả thực phẩm bổ sung "Beni-koji choleste-help", được bán trên thị trường để giảm cholesterol, sau khi thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ, hay còn gọi là "beni-koji", có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Tính đến ngày 29/3 đã có báo cáo về 5 trường hợp tử vong và hơn 100 trường hợp nhập viện liên quan đến các sản phẩm này, với gần 700 người đang tìm kiếm hoặc có ý định tìm kiếm sự tư vấn y tế.
Sự cố này đã làm dấy lên mối lo ngại đáng kể trong công chúng Nhật Bản về việc phân loại thực phẩm chức năng y tế của nước này, đặc biệt là hệ thống ghi nhãn được đưa ra vào năm 2015, cho thấy nó có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng gây tổn hại đến sự an toàn của người tiêu dùng.
Trước năm 2015, Nhật Bản phân loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe thành hai nhóm chính: “Thực phẩm dành cho mục đích sức khỏe cụ thể” và “Thực phẩm chức năng dinh dưỡng”. Năm 2015, Cơ quan Các vấn đề Người tiêu dùng (CAA) của Nhật Bản đã phát động sáng kiến ghi nhãn "Thực phẩm có Công bố Chức năng" (FFC). Hệ thống mới này cho phép các công ty như Kobayashi đánh giá và ghi lại một cách độc lập các lợi ích sức khỏe cũng như thuộc tính chức năng của sản phẩm trước khi tiếp thị mà không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan chính phủ Nhật Bản.
Nhiều người dân Tokyo đã chỉ trích cách thức hoạt động của hãng dược Kobayashi.
Việc ghi nhãn chức năng thực phẩm' của Kobayashi chỉ yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký, cho phép công ty tự kiểm chứng độ an toàn. Điều này thiếu khách quan và ẩn chứa rủi ro. Thực phẩm chức năng có lợi cho cơ thể. Nhưng nếu thành phần mơ hồ, không tìm hiểu kỹ lưỡng và phân tích, các vấn đề tương tự có thể phát sinh - một người dân thành phố Tokyo bày tỏ lo ngại.
Hệ thống quản lý của Kobayashi còn thiếu sót. Họ có thể đã không điều tra các báo cáo ban đầu một cách nghiêm túc, dẫn đến việc công bố thông tin ra công chúng bị trì hoãn, một người khác bức xúc.
Nhiều người đã lên tiếng lo ngại rằng một số tập đoàn lớn của Nhật Bản quá chú trọng đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua sự an toàn.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.
0