Nhìn lại kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2023
Các cuộc chiến tranh thương mại, xung đột vũ trang, các vấn đề an ninh mạng đã ảnh hưởng tới sự ổn định và hợp tác quốc tế. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Việt Nam đã kịp thời điều hành kinh tế vĩ mô nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhận định về kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2023, PGS.TS Hà Văn Sự - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại nhấn mạnh Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới phát triển nền kinh tế số, đáp ứng xu thế phát triển trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn và thách thức như đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý để bảo vệ lợi ích của doanh nhân, doanh nghiệp.
Chúng ta từ một nước xuất khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ, chúng ta đã có những chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức tăng lên. Chúng ta cũng có thể thấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng đang được đẩy mạnh, đây là khởi đầu rất tích cực.
PGS.TS Hà Văn Sự - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
Tính đến cuối năm 2023, cả nước còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi các nước châu Âu đặt mục tiêu số lượng nhân lực để chuyển đổi số đến năm 2030 là 5% dân số.
Nếu Việt Nam đặt mục tiêu nhân lực công nghệ thông tin từ 2-3% dân số, thì nhân lực số chiếm khoảng 2-3 triệu người, tuy nhiên, số sinh viên ra trường ngành công nghệ thông tin hằng năm chỉ khoảng 60.000-70.000 người.
Tính thực tiễn và các kỹ năng cho nguồn nhân lực như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản trị rủi ro, xử lý những thách thức trong doanh nghiệp thì cái này rất thiếu. Chính sách của Đảng, nhà nước rất đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp sau những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp chịu tác động bởi đại dịch, biến động chính trị của thế giới. Gần đây nhất là xung đột Ukraine - Nga và khủng hoảng tài chính nên doanh nghiệp rất khó khăn.
Ông Trần Văn Minh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội.
Nhìn lại bức tranh kinh tế 5 năm qua, các chuyên gia khuyến nghị, để phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, Việt Nam cần tập trung vào đổi mới, phát triển cơ sở hạ tầng, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển bền vững và chú trọng an sinh xã hội, là các yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0