Nhớ chuyến tàu đêm

Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...

Quê tôi là một thị trấn nhỏ, cách Hà Nội chừng 250 cây số, có ga xép để tàu hỏa dừng trả khách. Thời còn đi học, tôi rất thích truyện "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam. Ngồi trên chuyến tàu đêm, tôi cứ dán mắt qua cửa sổ để tìm ánh đèn dầu hắt ra từ cái quán tạp hóa của Liên và An. Chính vì những suy tưởng mộng mơ ấy, nên đã gặp một tai nạn nhỏ. Hồi đó, các cửa sổ của toa tàu không có lưới chắn, khi tàu dừng bánh hoặc đến đoạn đường xấu chạy chậm, có người còn đu qua các ô cửa sổ để lên tàu. Những tiểu thương buôn bán đường dài thì ném những bao tải hàng thình thịch xuống qua những ô cửa sổ trống huơ trống hoác đó.

Có âm thanh va đập thình thình vào thành tàu, một viên đá bằng hai đầu ngón tay ném trúng người tôi đau điếng. Tiếng nhân viên đường sắt nói to: "Lại lũ trẻ nghịch ngợm ném đá đấy! Hành khách đóng cửa lại".

Tới ga Phủ Lý, đoàn tàu dừng chờ để tránh một tàu khác chạy qua. Cứ mỗi lần như vậy, lại một lô một lốc người đùn lên toa tàu, họ mang theo những bao tải, mà chỉ qua mùi vị cũng biết đó là hàng gì. Lúc thì thơm phức mùi thuốc bắc, hương nhang, lúc thì tanh nồng mùi cá biển...

Những người mới lên không có ghế ngồi, họ ngồi bệt xuống hành lang hai bên dãy ghế mắt liu riu, có người chui vào gầm ghế ngủ, người thì mang theo võng, buộc vào hai bên thành tàu để ngả lưng, khiến không khí ngột ngạt, toàn mùi mồ hôi người.

Đêm về khuya, đoàn tàu xuyên đêm tăng tốc, ánh đèn điện xa dần và mất hút. Hai bên đường sắt, chỉ có một màn đêm bao phủ, tĩnh mịch.

Thế rồi, có tiếng còi tầm xa xa, ánh sáng đô thị lại hiện ra.

- Tới ga Nam Định rồi. Tiếng ai nói to như sắp được về nhà!

Tàu dừng hẳn. Một quang cảnh tấp nập hiện ra tại ga Nam Định, mặc dù lúc này đã quá nửa đêm.

- Ai bánh mỳ nóng giòn!

- Ai bánh khúc nào!

- Ai ăn xôi không? Xôi lạc, xôi vừng đây!...

Những cánh tay giơ lên, những cái đầu cúi xuống. Cuộc mua bán diễn ra chóng vánh vì người mua chỉ sợ tàu chạy mất.

Trên toa, lại xuất hiện những người bán hàng rong. Họ len lỏi, chen vào đám đông đang ngả ngốn trên toa để mời bán những gói mía đã được róc vỏ, tiện sẵn từng khúc. Bánh mỳ, bánh khúc, bánh nếp, tẻ; rồi thuốc lá, thuốc lào, trà xanh, trà mạn đủ cả. Một vài ông khách nhìn thấy thuốc lào thì bật dậy, cầm cái điếu, xuống chỗ nối toa hút sòng sọc, khói xộc cả vào khoang tàu...

Tới ga xép, những người bán hàng rong lại nhảy xuống, rồi lại bám lên những đoàn tàu chạy ngược lại để trở về ga xuất phát. Cuộc mưu sinh của họ xuôi ngược xuyên đêm chẳng biết bao giờ kết thúc.

Tàu tới ga Thanh Hóa, nhà ga thông báo thời gian dừng tàu khá lâu. Hành khách tranh thủ xuống tàu nghỉ ngơi ăn uống. Chỉ một loáng, sân ga nhộn nhịp hẳn lên khi đoàn tàu dừng bánh. Tiếng mời chào lanh lảnh. Ai cũng chọn mua vài gói nem chua vốn là đặc sản của xứ Thanh để làm quà. Khác với nem chua Hà Nội, nem ở đây gói hình vuông, có lá ổi và nhiều lát ớt cay xè bên trong. Chiếc nem đã nhỏ, bóc mãi mới nhìn thấy chút nhân trong lớp lá dày nhiều lớp.

Tàu tiếp tục chạy nhưng hơi thở có vẻ ì ạch vì được nối thêm toa hàng. Tới một đoạn đường sắt có ray tránh thì dừng hẳn lại. Người ta cắt đầu tàu ra khỏi đoàn tàu? Hành khách cứ ngồi yên trên tàu suốt 2 tiếng đồng hồ. Tới rạng sáng, mới có một đầu tàu từ đâu chạy ngược lại, lắp đầu. Thế là cuộc hành trình lại tiếp tục!

Tôi về tới quê cũng đã khoảng 1 giờ chiều. Như vậy, nếu chiếu theo thông lệ giờ tàu đi và đến, thì chậm mất 4 tiếng. Ngày đó, tàu chợ chạy chậm là bình thường.

Lâu lắm rồi, tôi không có dịp về quê bằng tàu hỏa, vì tàu không dừng ở những ga xép nhỏ như quê tôi nữa. Sắp tới, sẽ có những đoàn tàu cao tốc hiện đại nối liền hai miền Nam Bắc chạy bằng tuyến đường sắt riêng, sẽ là cú hích cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương tôi cũng như nhiều vùng quê khác trên cả nước. Ga xép nhỏ quê tôi vốn đã vắng người, chắc chắn sẽ còn vắng hơn, vì chỉ phục vụ những đoàn tàu cũ chở hàng. Nhưng không vì thế mà cái ga xép bé nhỏ ấy rơi vào quên lãng. Với tôi, những kỷ niệm về quê, được người thân đứng chờ hàng tiếng ở ga xép này để đèo trên chiếc xe đạp rệu rã về nhà vẫn là ký ức mãi không quên...

Trần Minh

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cú sốc của gia đình và sự ra đi của mẹ khiến sức khỏe của cha Nguyễn Thừa ngày càng yếu đi. Trong một buổi sáng, ông đã lặng lẽ qua đời không một lời trăng trối. Sau tang bố, Nguyễn Thừa bỏ ý định xin đi bộ đội, anh quyết bỏ học để tìm việc làm.

Giải bóng bàn Báo Hà Nội mới lần thứ 11 khởi tranh; Đội tuyển Futsal Việt Nam vào bán kết với ngôi đầu bảng; Thép xanh Nam Định bất bại ở vòng bảng AFC Champions League; Zheng Quinwen giành quyền đi tiếp tại WTA Finals... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin Thể thao hôm nay.

Vẻ đẹp vườn hoa Lý Tự Trọng; Đường ven sông Lừ nhiều rác; Ngõ 29 Cửa Bắc được chỉnh trang sạch đẹp...là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.

Đừng lãng phí từ việc nhỏ nhất; Rèn luyện nếp sống chống lãng phí từ gia đình; Mô hình một cửa văn minh, tiết kiệm... là nội dung trong chương trình hôm nay.

Vì sao chung cư hết khan hiếm nhưng giá không giảm?; Nhiều người dừng mua nhà, đất vì giá cao phi lý; Hà Nội đề xuất giám sát khi thuê, mua nhà ở xã hội... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.

Đẩy nhanh hợp tác Việt - Trung trong lĩnh vực đường sắt; Cần bổ sung biện pháp phòng ngừa thao túng thị trường; Năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử; Hàn Quốc cảnh báo khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.