Những hòn đảo mèo nổi tiếng thế giới
Đảo mèo ở Nhật Bản
Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết Nhật Bản có rất nhiều hòn đảo mèo, hay còn gọi là Neko-Shima. Gọi là đảo mèo vì số lượng của những con mèo sinh sống trên đảo thậm chí còn đông gấp nhiều lần số lượng cư dân. Với người dân xứ anh đào, mèo có vị trí đặc biệt trong văn hóa dân gian. Họ thậm chí còn thờ mèo thần tài Maneki Neko vì quan niệm những chú mèo này sẽ đem lại may mắn, giàu sang cho người dân.
Có tới 11 đảo mèo ở Nhật Bản như Okishima, Aoshima, Aijima, Aishima... Trong số đó, nổi tiếng nhất là đảo Aoshima - điểm đến được du khách yêu thiên nhiên lựa chọn ghé thăm tại Nhật Bản - thiên đường của các “hoàng thượng”. Aoshima là một hòn đảo thuộc thành phố Ozu của tỉnh Ehime, nơi người dân bao đời nay sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá.
Ban đầu đảo Aoshima không có nhiều mèo. Những chú mèo đầu tiên được con người đưa đến đây để bắt chuột cho những khu cảng đầy tàu thuyền chở cá. Theo thời gian, loài mèo bắt đầu sinh sôi và “bùng nổ dân số” lúc nào không hay. Cuối cùng khi số người trên đảo ngày càng giảm bớt theo thời gian, loài mèo vẫn tiếp tục sinh sôi và "ngự trị" hòn đảo với số lượng đông đúc. Để đảm bảo vệ sinh và mỹ quan cho hòn đảo, du khách tới đây chỉ được phép cho mèo ăn tại một địa điểm được quy định.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở đảo Tashiro-jima. Người dân ở đảo này chủ yếu sống bằng nghề nuôi tằm. Điều này vô tình thu hút lũ chuột và mèo được đưa đến để "giải quyết" chúng. Một hòn đảo khác, Genakaishima, cũng từng là hòn đảo mèo lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, trận động đất năm 2005 đã khiến hòn đảo tổn hại nặng nề và số lượng mèo cũng giảm đáng kể.
Đảo mèo ở Italy
Bờ biển ở Sardinia, Italy đã trở thành điểm hút du lịch đặc biệt với đàn mèo hàng chục con, nhiều hơn hẳn dân số của hòn đảo. Đàn mèo ở đây lang thang trên bãi biển, nô đùa trong nước và được du khách chăm nuôi miễn phí. Lũ mèo trên đảo thậm chí đã tồn tại hơn một thế kỷ. Trước đây, những người cư dân đầu tiên nuôi mèo để chúng bắt chuột. Sau đó, số lượng mèo cũng lớn lên dần.
Tại đây không có cửa hàng hay khách sạn nào, nhưng vẫn trở thành điểm du lịch hàng đầu ở Sardinia nhờ những chú mèo xinh xắn. Trong những năm trở lại đây, nhiều lượt du khách đã tới thăm khu vực dành cho đàn mèo. Trên đảo có một khu bảo tồn chăm sóc toàn diện và toàn diện cho những chú mèo hoang từ tiêm phòng đến triệt sản, tên là “I Gatti di Su Pallosu”. Khu bảo tồn được thành lập vào năm 2011 và kể từ đó đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch lớn.
Một hòn đảo khác tại Italy cũng nổi tiếng là thiên đường của loài mèo. Đó là khu vực Malamocco trên đảo Lido – một đầm phá thuộc thành phố Venice. Những chú mèo được tự do sinh sống, đi lại ở nơi đây, đồng thời được chăm sóc và cho ăn bởi các tình nguyện viên của Hiệp hội phi lợi nhuận Dingo. Trong suốt nhiều thế kỷ qua, những chú mèo cũng được người dân nơi đây coi là “cư dân’’ của địa phương và được người dân địa phương yêu quý vì sự hiện diện của chúng mang lại lợi ích to lớn: chúng ‘’kiểm soát’’ rất chặt chẽ số lượng chuột và diệt chuột một cách hiệu quả.
Đảo mèo ở Hy Lạp
Mykonos và Santorini, nằm trong top 2 hòn đảo đẹp và đắt đỏ nhất của quần thể các đảo lớn, nhỏ thuộc đất nước Hy Lạp. Nằm giữa biển Địa Trung Hải, nơi đây trở thành điểm đến đầy hứa hẹn bởi sự khác biệt hoàn toàn với phần còn lại của châu Âu. Hoa giấy và mèo dường như là hai “đặc sản” dễ nhận thấy ở Mykonos và Santorini. Mèo cứ tung tăng trên đường, có khi đến chính chủ của chúng cũng không nhận ra đâu là mèo nhà mình nữa. Những chú mèo lang thang, len lỏi vào từng ngóc ngách, đôi khi nằm cả ngày dài phơi nắng trên những mô đá nhô lên dưới những tán cây hoa giấy.
Không giống như hầu hết các nước phương Tây, mèo và chó ở Hy Lạp hiếm khi bị triệt sản và thường chạy lang thang ngoài đường. Những chú mèo này được Hiệp hội phúc lợi động vật địa phương chăm sóc.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
0