Nữ điều dưỡng cứu sống du khách ngừng tim tại nhà hàng

Đang ăn tối tại một nhà hàng tại Đà Nẵng, nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, gã quỵ xuống đất, mất ý thức, nữ điều dưỡng A9 Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời tiếp cận, ép tim cấp cứu người bệnh. Nhờ nắm bắt được "thời điểm vàng" cô đã cứu sống được vị khách du lịch.

Những ngày vừa qua, đoạn clip ghi lại hình ảnh một du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột khi đi ăn tại nhà hàng ở Đà Nẵng được chia sẻ đã gây xôn xao mạng xã hội. 

Khoảng 20 giờ ngày 24/3 vừa qua trong khi đang ăn cùng với vợ, ông N.J. (quốc tịch Ấn Độ) xuất hiện choáng, đi lại loạng choạng, ngã quỵ xuống đất, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ. Chứng kiến sực việc, cô gái đang ngồi ăn cùng bạn ở bàn bên cạnh lao đến kiểm tra mạch cảnh, tri hô nhân viên nhà hàng xung quanh gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời ngay sau đó cũng nhanh chóng tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân.

Cô gái có tác phong nhanh nhẹn và đã tiến hành cấp cứu kịp thời cho người bệnh ấy là chị Đặng Thị Hạ, điều dưỡng Trung tâm A9, Bệnh viện Bạch Mai. Chia sẻ với phóng viên Đài Hà Nội về khoảnh khắc cứu người đàn ông ngoại quốc ngừng tim tại quán ăn ở Đà Nẵng, chị cho biết: "Theo phản xạ tự nhiên với bệnh nhân cấp cứu, tôi cho tay luồn qua cổ bệnh nhân để bắt mạch. Lúc đó mạch của bệnh nhân gần như không có, da lạnh, đồng tử mở to... Tôi thấy có dấu hiệu ngừng tim nên phải kéo mạnh chú khỏi tay người vợ đang ôm chặt, để đặt chú xuống sàn. Khi bệnh nhân nằm ra, tôi không bắt được mạch ở cổ nên nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách ép tim liên tục".

Chỉ sau 2 phút ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ, bệnh nhân đã có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe Cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương. 

Theo thông tin ban đầu, người đàn ông nói trên đi du lịch cùng vợ tại TP Đà Nẵng. Du khách này có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Hai ngày nay bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đang ăn tối cùng vợ thì xuất hiện ngừng tim (ngừng tuần hoàn) .

Người đàn ông có dấu hiệu đi loạng choạng trong quán. Ảnh cắt từ video

Cô điều dưỡng đã hồi sinh cho vị khách nước ngoài tại Đà Nẵng chỉ sau  vài giây. Nhìn dáng người nhỏ bé, bất cứ ai cũng khó có thể hình dung được làm thế nào để cô gái này có thể hồi tim cho một bệnh nhân cáo 1m80 nặng gần 90kg. Nhưng với cái tâm của người thầy thuốc, chỉ nhìn thấy người bệnh ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì điều duy nhất họ nghĩ lúc ấy là cứu người.

Nữ điều dưỡng (người phụ nữ mặc áo trắng ngồi dưới đất( đang sơ cứu cho người đàn ông trong quán. Ảnh cắt từ video

Điều dưỡng Hạ cho biết tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, hằng ngày nhân viên y tế đều gặp nhiều bệnh nhân nguy kịch, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, trường hợp cấp cứu ngoại viện ngừng tim như trên là lần đầu tiên cô thực hiện. “Khoảnh khắc nhanh như trong phim, tôi không có thời gian cân nhắc được, mất, chỉ nghĩ tới kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân”, nữ điều dưỡng chia sẻ.

Nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ - Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. 

Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây ngừng tuần hoàn là rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp. Dự trữ oxy và đường của não bộ chỉ có 4 phút. Có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi không được phát hiện và cấp cứu ngừng tim kịp thời. Việc hồi tim không chỉ có nhân viên y tế mới có thể thực hiện được mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được và chỉ cần một chút kiến thức cơ bản.

Điều dưỡng Hạ làm việc tại Trung tâm Cấp cứu A9, hằng ngày gặp và tham gia cấp cứu rất nhiều bệnh nhân. Vì vậy, khi thấy du khách ngã, chị lao đến như phản xạ nghề nghiệp. Thậm chí, ngay lúc đó chị còn hô "anh em ơi cấp cứu" – một “hiệu lệnh” thường nhật của các nhân viên y tế làm việc tại A9.

Khi đoạn video cấp cứu được đăng tải lên mạng xã hội, chị Hạ mong muốn qua việc này, mọi người sẽ hiểu được tầm quan trọng của cấp cứu ngừng tuần hoàn và cấp cứu ngoại viện. Và nếu được đào tạo kỹ thuật ép tim lồng ngực, bất cứ ai cũng có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào để giúp những người không may bị ngừng tim thoát khỏi nguy cơ tử vong./. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10-17/1), trên địa bàn thành phố ghi nhận 102 trường hợp mắc sởi tại 22 quận, huyện (giảm 18 trường hợp so với tuần trước đó).

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.

Đoàn thanh niên Bệnh viện 19/8, Bộ Công an, và Đoàn thanh niên Công an quận Nam Từ Liêm tổ chức ký kết giao ước Ngân hàng máu sống 2025, góp phần lan tỏa tinh thần nhân ái trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

Sở Y tế Hà Nội vừa tiếp đoàn đại biểu Bệnh viện Đại học Kobe của Nhật Bản sang thăm, làm việc và hợp tác phát triển chuyên môn tại một số bệnh viện của Hà Nội.

Năm 2024, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã làm tốt công tác khám chữa bệnh phát triển các kỹ thuật cao trong lĩnh vực ngoại khoa, điển hình như ghép tạng ở người cho sống và người cho chết não.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định, việc bệnh viện hoặc cơ sở y tế yêu cầu người bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy là chưa phù hợp và sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra khi nhận được phản ánh của người dân.