Phát hiện sớm gù, vẹo cột sống

Một bên vai trẻ nhô cao hơn, bên đối diện thấp xuống, xuất hiện bướu gồ vùng lưng khi đứng hoặc ngồi là những dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc gù, vẹo cột sống. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em hiện nay.

Tỷ lệ trẻ em bị cong vẹo cột sống chiếm từ 0.5-1% dân số. Có đến 80% các trường hợp bị vẹo cột sống là loại vẹo vô căn. Trong đó, trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh, vẹo cột sống khởi phát sớm (ở trẻ dưới 10 tuổi) cần được theo dõi và xử lý sớm. Nếu không, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phổi, nội tạng và các cơ quan khác.

Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ cong vẹo cột sống không quá khó. Người lớn chỉ cần quan sát kỹ khi trẻ đứng, đặc biệt là khi tắm và vệ sinh cho trẻ.

Khi nhìn từ phía sau, phụ huynh chú ý quan sát hai vai trẻ xem có cân bằng hay không. Bệnh cạnh đó là quan sát thân người có thẳng trục hay không, có dáng chữ S hay chữ C; hai bên hông, hai tay, hai chân (khi bước đi) có bị lệch không.

Nếu bị vẹo cột sống thì một bên vai sẽ nhô cao hơn, bên đối diện thấp xuống, xuất hiện bướu gồ vùng lưng.

Phụ huynh có thể áp dụng phương pháp Adam để sàng lọc trường hợp bị cong vẹo cột sống học đường. Khi sử dụng phương pháp này trẻ đứng thẳng, cúi từ từ về phía trước, hai tay đặt vào đầu gối, cha mẹ quan sát con từ phía sau. Nếu bình thường hai vai sẽ cân xứng. Nếu bị vẹo cột sống thì một bên vai sẽ nhô cao hơn, bên đối diện thấp xuống, xuất hiện bướu gồ vùng lưng.

Ngoài ra, phụ huynh nên đưa con mình đến thăm khám sớm tại các bệnh viện nếu phát hiện con có dấu hiệu bị gù, vẹo cột sống. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân mà có chỉ định phù hợp để chữa bệnh như mặc áo nẹp chỉnh hình hay phẫu thuật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.