Phát huy giá trị di sản phố cổ Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khu phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ.

Tham dự buổi lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn và lãnh đạo một số bộ, ngành, Trung ương và thành phố.

Kỷ niệm 20 năm khu phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ là dịp để quận Hoàn Kiếm điểm lại những dự án, những hoạt động đã triển khai; đồng thời, đưa ra những định hướng, kế hoạch tiếp tục thực hiện trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội, cũng như tổ chức hiệu quả các không gian đi bộ, không gian công cộng.

Trong suốt 20 năm qua, quận Hoàn Kiếm đã có những bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, từ những chính sách và quyết định cụ thể của thành phố đến những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp, ngành và của từng người dân trong khu phố cổ. Kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm đã có nhiều thay đổi, thu ngân sách quận vẫn giữ vững, luôn là đơn vị đứng đầu của thành phố.

Nhân dịp này, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức trưng bày giới thiệu một số hình ảnh, dự án, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội và hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm.

Bên cạnh đó, từ nay đến ngày hết 15/12/2024, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc truyền thống, triển lãm, trải nghiệm giới thiệu làng nghề - phố nghề sẽ được quận Hoàn Kiếm tổ chức tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và tại các địa điểm: Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ; Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây; đình Kim Ngân số 42 - 44 phố Hàng Bạc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Sáng nay (06/01), huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.