Phim kinh dị Việt loay hoay lấy lòng khán giả

Tại thị trường trong nước, những năm gần đây, các bộ phim kinh dị Việt vẫn liên tục được sản xuất, thậm chí có phim còn ra đến phần 2 như 'Cù lao xác sống'. Tuy vậy, những bộ phim này vẫn còn loay hoay tìm chỗ đứng, chưa thực sự tạo được ấn tượng mạnh mẽ với khán giả. Vậy nguyên nhân từ đâu và cơ hội nào cho dòng phim kinh dị trong nước có thể phát triển?

Sau gần 2 tháng ra rạp, với doanh thu ước tính hơn 4 tỷ đồng theo số liệu từ Box Office Việt Nam, “Bến phà xác sống” đã chính thức ngừng chiếu tại rạp, ngay trước cuộc đổ bộ của các phim kinh dị Hollywood mùa Halloween. Đây được coi là thất bại lớn của điện ảnh Việt Nam. “Bến phà xác sống” là phần hai của bộ phim “Cù lao xác sống” đã được ra rạp vào dịp 2/9 năm ngoái và cũng nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Đa số cho rằng, cả hai phần phim chưa thực sự nổi bật về mặt nội dung và cần phải có sự đột phá hơn về mặt tạo hình zombie.

Chia sẻ với phóng viên Đài Hà Nội, khán giả Minh Anh Hoàng cho biết: "Zombie trong phim cứ chậm rãi, lù đù, cắn người như kiểu đợi lệnh của đạo diễn mới nhảy vào cắn. Tuyến nhân vật không có sự kết nối, biến mất và xuất hiện chẳng hiểu để làm gì. Hình ảnh phim xấu, không có chút tính điện ảnh nào. Đoạn kết học tập của Train to Busan, lồng ghép nhạc giống MV nhiều hơn".

"Bến phà xác sống" nhận về nhiều phản hồi trái chiều từ khán giả rằng phim chưa thật sự xuất sắc như mong đợi

Còn theo những nhận xét từ Reviewer Dưa Leo: “Xem Bến phà xác sống mình chỉ thấy buồn cười. Những chi tiết đáng ra phải vật lộn, phải thương cảm cho nhân vật thì diễn viên diễn quá ngô nghê.”

"Phim có nhiều tình tiết sến sẩm, màu phim giống YouTube chiếu rạp hơn phim điện ảnh. Câu chuyện xử lý nhiều chỗ chưa logic. Diễn xuất chênh lệch và nhiều nhân vật xuất hiện như chỉ để cho có. Tác phẩm nên dừng lại tại đây chứ đừng ra tiếp phần 3".- Khán giả Ngọc My chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem phim 

Bên cạnh đó, một số khán giả vẫn cho rằng nhiều nhân vật, chi tiết dư thừa và việc lạm dụng jumpscare khiến tác phẩm trở nên khô khan, thô cứng. 

Dẫu cho nhận về nhiều lời chê bai từ sau “Bến phà xác sống” và “Cù lao xác sống” nhưng phim kinh dị vẫn trở thành một vùng đất “hái ra tiền” của Việt Nam khi kinh phí sản xuất không quá lớn nhưng thu lại phần lợi nhuận tương đối lớn. 

Ví dụ bộ phim “Thất sơn tâm linh” ra mắt vào cuối năm 2019 đạt doanh thu lên tới gần 48 tỉ đồng. Ngoài ra, đây cũng là phim Việt Nam đầu tiên có thời gian phát hành tại các nước như Malaysia, Campuchia khá sát với thị trường Việt Nam. Các bộ phim kinh dị khác của Việt Nam lần lượt như "Chuyện ma gần nhà" cũng đem lại doanh thu gần 60 tỉ đồng, "Bắc Kim Thang" thu về hơn 40 tỉ đồng, "Hạnh phúc máu" hơn 18 tỉ đồng... Và nổi bật nhất với thể loại phim kinh dị trong nước chính là bộ phim "Lật mặt 4: Nhà có khách" của đạo diễn Lý Hải với doanh thu “khủng” 117,5 tỷ đồng vào năm 2019. 

Chia sẻ tại buổi phỏng vấn với phóng viên Đài Hà Nội, đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết: “So với các thể loại phim khác thì phim kinh dị quan trọng nhất là yếu tố kịch bản. Kịch bản phải hay thì mới thu hút được khán giả chứ không phải là các diễn viên hay ngôi sao hot.”

 Phim kinh dị Việt sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn để có thể tạo dựng được chỗ đứng trong lòng công chúng

Trên thực tế, tại Việt Nam có rất nhiều phim kinh dị đã được đầu tư sản xuất công phu và ra rạp nhưng vẫn nhận những phản hồi không mấy tích cực từ khán giả. Song bất chấp những lời chê bai đó, các dòng phim này vẫn tiếp tục ra rạp như "Cha ma", "Thiên thần hộ mệnh", "Ám ảnh", "Ngủ với hồn ma" và gần đây nhất là "Bến phà xác sống"...

Đạo diễn Lê Bình Giang – người sản xuất ra một số bộ phim kinh dị như "Đảo độc đắc", "Thất sơn tâm linh" cũng thừa nhận để sản xuất phim kinh dị tại Việt Nam gặp không ít thách thức

Đạo diễn Lê Bình Giang – người sản xuất ra một số bộ phim kinh dị như "Đảo độc đắc", "Thất sơn tâm linh" cũng thừa nhận để sản xuất phim kinh dị tại Việt Nam gặp không ít thách thức như không được tuyên truyền mê tín dị đoan nhưng vẫn phải mang lại sự đáng sợ, hấp dẫn cho người xem, hay nếu làm phim quá đáng sợ sẽ kén người xem...

Bên cạnh những chia sẻ về khó khăn trong quá trình sản xuất phim kinh dị, anh cũng đã có những chia sẻ về cơ hội cho những nhà làm phim trẻ muốn tham gia thị trường sản xuất phim kinh dị tại Việt Nam.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật "Dòng thời gian" số 10 với chủ đề “Bản tình ca người lính” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức như một lời tri ân gửi tới những người lính Bộ đội Cụ Hồ nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Để chuẩn bị cho sự thăng hoa của đêm nhạc, các nghệ sĩ đã hào hứng tham gia buổi tổng duyệt. Chương trình sẽ được được truyền hình trực tiếp lúc 20h tối nay trên các hạ tầng của Đài Hà Nội.

Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.

Sau khi công bố dàn diễn viên “vừa lạ, vừa quen” cho dự án Tết “Bộ tứ báo thủ”, ngày 20/12, đạo diễn Trấn Thành đã tổ chức buổi showcase để giới trailer chính thức của bộ phim.

Bộ phim ‘Hà Nội trong mắt em’ đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Bên cạnh những diễn viên trẻ đảm nhận vai chính như: Quỳnh Kool, Huỳnh Anh, B Trần... nhân vật mẹ chồng do diễn viên Thanh Tú thủ vai khiến khán giả vô cùng ấn tượng.

Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.