Phương thức hoạt động mới mang lại hiệu quả cao

Hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) ngày càng hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ phát triển địa phương. Ở những nơi HĐND hoạt động tích cực hiệu quả thì ở địa phương đó đều hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội tốt.

Báo cáo Tổng kết và tham luận của các đại biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 nhấn mạnh, năm 2023, trong hoạt động giám sát, một số địa phương đã sáng tạo, xây dựng đề án đề ra tiêu chí, số lượng, làm căn cứ, cơ sở định hướng cho hoạt động giám sát của HĐND. Hoạt động tái giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu cơ bản bảo đảm thực chất, khách quan.

Hoạt động của các cơ quan dân cử, Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, HĐND các cấp đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cả về công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, của từng địa phương.

Phương thức hoạt động mới mang lại hiệu quả cao

Công tác phối hợp, giữ mối liên hệ công tác giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương được tăng cường; Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung để tổ chức thành công các kỳ họp, tạo sự chủ động linh hoạt, khơi thông và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tạo bước đột phá, góp phần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, môi trường.

Nhiều phương thức hoạt động mới được HĐND triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả và tính tương tác cao, được cử tri quan tâm theo dõi, đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, 18 ý kiến phát biểu tham luận trong ngày hôm nay đến từ đại diện HĐND các tỉnh thành phố, thường trực HĐND, các ban HĐND, các đoàn ĐBQH đều là ý kiến xác đáng.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động của HĐND ngày càng hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã  hội và nhiệm vụ phát triển địa phương. Ở những nơi HĐND hoạt động tích cực hiệu quả thì ở địa phương đó đều hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội tốt.

Những địa phương có mô hình HĐND hoạt động tốt từ trước đến nay là những địa phương có tốc độ thu ngân sách khá như Hà Nội, TPHCM.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, một số địa phương có cách làm mới, hiệu quả như: Hà Nội và Vĩnh Long là hai địa phương ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Hà Nội và một số địa phương cũng thực hiện giám sát và tái giám sát.

Về phương hướng nhiệm vụ năm 2024 chương trình quốc hội đề nghị HĐND tiếp tục bám sát, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy với hoạt động của HĐND nhiều hơn nữa, đây là nhân tố quyết định. Tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng cơ quan dân cử địa phương để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của năm 2024.

Thường trực hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố đã có nhiều tham luận nhấn mạnh vai trò của HĐND với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tập trung tiếp tục rà soát hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đóng góp nhiều hơn nữa, sát sao hơn cho việc xây dựng luật nghị quyết của quốc hội.

"Một là HĐND qua hoạt động thực tiễn của mình tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, sát sao cho việc xây dựng luật và các nghị quyết của Quốc hội. Thứ hai đề nghị HĐND các địa phương, căn cứ các luật và nghị quyết đã ban hành, để có kế hoạch triển khai một cách sâu sát đối với các dự án luật, nhất là luật đất đai, luật kinh doanh BĐS, luật nhà ở, luật tài nguyên nước căn cước…Một nội dung nữa chúng tôi đề nghị là cần tăng cường công tác dân nguyện ở địa phương. Chúng tôi cũng đề nghị các cấp ủy đảng ở đây, thường trực HĐND quan tâm quy hoạch đội ngũ cán bộ HĐND các cấp, chuẩn bị nguồn cho HĐND các cấp để tiến tới Đại hội Đảng các cấp.", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, sau hội nghị, HĐND các tỉnh sẽ học tập được nhau rất nhiều. Những ý kiến đóng góp cũng là gợi ý cho quốc hội, chính phủ, cơ quan hữu quan, cho công tác lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Các tham luận sẽ được tổng hợp thành kỷ yếu gửi đến các đoàn Đại biểu, HĐND các tỉnh thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng nay (26/4), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta, đã làm sụp đổ ý chí thực dân Pháp, từ đó xoay chuyển cục diện chiến tranh, đồng thời tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Geneve năm 1954.

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Tham dự sự kiện có các Lãnh đạo Đảng, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, mặt trận Tổ quốc, Đại sứ, đại diện các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.

Ngày 25/4, hai đoàn giám sát của HĐND thành phố đã làm việc với Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường và huyện Thạch Thất về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước tại thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã chủ trì tiếp đoàn đại biểu Thủ đô Vientiane, do Phó Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Phouvong Vongkhamsao, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu, thăm và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, phát triển du lịch.

Chiều 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.