Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR tại Việt Nam

Sáng nay 31/7, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Cục Lâm nghiệp tổ chức hội thảo rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện quy định về chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) cho ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam.

Hội thảo nhằm cập nhật những thông tin mới nhất về quy định  chống phá rừng và  thảo luận về kết quả rà soát, đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR được tiến hành ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Quy định về chống phá rừng của Liên minh châu Âu, có hiệu lực vào ngày 29/6/2023, quy định rằng các sản phẩm được đưa vào hoặc xuất khẩu từ thị trường châu Âu phải có thể truy xuất được nguồn gốc, không phá rừng và được sản xuất hợp pháp.

Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR tại Việt Nam

Các công ty lớn nhập khẩu các mặt hàng này vào châu Âu phải tuân thủ EUDR từ ngày 30 tháng 12 năm 2024, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phải tuân thủ từ ngày 30 tháng 6 năm 2025.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các bên liên quan tại Việt Nam đã chủ động thích ứng với EUDR thông qua xây dựng và ban hành Khung Kế hoạch hành động nhằm tuân thủ quy định này.

Khung hành động này cung cấp hướng dẫn toàn diện cho các tổ chức cấp quốc gia và cấp tỉnh, đảm bảo các hành động thiết thực được thực hiện để hỗ trợ các quy trình thẩm định.

Hội thảo nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình thực hiện EUDR

Hội thảo nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình thực hiện EUDR, đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê và gỗ, đồng thời cung cấp những thông tin thực tế hỗ trợ cho các kế hoạch hành động theo các yêu cầu của quy định EUDR.

Tại hội thảo, các bên đã có cuộc thảo luận quan trọng chia sẻ dữ liệu, các phương pháp phân tích, tính hợp pháp và hỗ trợ các nông hộ nhỏ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo Bộ đội Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 4 để kịp thời thông báo cho các gia đình chủ tàu vào nơi tránh trú an toàn.

Để khẩn trương khôi phục sản xuất, sáng ngày 18/9, Bộ NN&PTNT đã làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp bàn phương án hỗ trợ tái thiết đối với lĩnh vực trồng trọt.

Ngày 18/9 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ tiếp nhận viện trợ khẩn cấp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão từ các cơ quan, tổ chức quốc tế: Sứ quán Úc, Sứ quán Anh, Sứ quán Ấn Độ, UN, New Zealand, Mỹ và Hàn Quốc.

Tính đến 10 giờ ngày 18/9, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai cho biết, đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Mưa lớn kèm lốc xoáy đã làm tốc mái nhà, công trình phụ của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, một người bị thương nhẹ.

Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển tại khu vực huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) với sức gió cực đại 61 km/h, hướng thẳng về phía vùng biển miền trung với tốc độ 10-15km/h.