Saigontourist cho thuê đất 'vàng' sai quy định, ai chịu trách nhiệm?

Saigontourist cho các đơn vị khác thuê 2 khu đất "vàng" tại Quận 5 và quận Tân Bình, góp vốn kinh doanh sai quy định của Chính phủ, hiện chưa thu hồi được số tiền gần 60 tỷ đồng, phải nộp tiền thu sai quy định vào ngân sách nhà nước.

Cho thuê đất công, nhận lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm sai quy định

Thanh tra TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kết luận thanh tra về việc quản lý sử dụng 2 mặt bằng nhà, đất của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên (Saigontourist).

Theo kết luận thanh tra, đối với nhà, đất có diện tích 996,9m2 tại số 301 đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 13, Quận 5 được thành phố cho thuê để làm nhà hàng, từ đầu năm 2003, Saigontourist đã ký hợp đồng cho Công ty TNHH TM&DV XNK Vạn Phúc thuê lại toàn bộ Nhà hàng Á Đông tại địa chỉ trên với diện tích khuôn viên 206m2, diện tích sử dụng 3.669m2, thời hạn thuê là 12 năm tính từ ngày ký hợp đồng, đơn giá 1 tỷ đồng/năm (mỗi năm tăng 5%).

Khu đất số 301 đường Hải Thượng Lãn Ông.

Đến ngày 27/4/2006, Công ty Vạn Phúc không tiếp tục thuê mà chuyển nhượng quyền thuê cho Công ty cổ phần Khách sạn Quê Hương. Theo đó, 3 công ty cùng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê nhà hàng trên.

Năm 2012, Saigontourist và Công ty Quê Hương chấm dứt hợp đồng cho thuê Nhà hàng Á Đông. Sau đó 2 đơn vị này lại hợp tác kinh doanh, trong đó, Saigontourist góp vốn vằng giá trị còn lại của Nhà hàng Á Đông 7,5 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ vốn góp 20%.

Công ty Quê Hương Liberty chịu toàn bộ chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và đầu tư trang thiết bị cho nhà hàng. Theo hợp đồng ký kết, ngoài việc được hưởng mức lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, không những Saigontourist không phải chịu trách nhiệm khi làm ăn thua lỗ mà còn được nhận về hơn 1 tỷ đồng/năm, khoản này tăng thêm 5% sau mỗi năm.

Đến tháng 11/2021, Công ty Quê Hương Liberty đã bàn giao lại mặt bằng nhà hàng Á Đông cho Saigontourist. Hiện tại nhà đất nhà đang bị bỏ trống.

Theo Thanh tra, từ năm 2018 đến nay, sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước về tiền thuê đất, Saigontourist chưa liên hệ các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục kê khai, đăng ký đất đai là chưa đúng với quy định tại Luật Đất đai năm 2013.

Bên cạnh đó, việc Saigontourist không cử nhân sự tham gia trong quá trình quản lý, điều hành, cũng như nhận khoản lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm từ việc liên doanh, liên kết với đơn vị khác là sử dụng đất không đúng quy định theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP năm 2017 của Chính phủ và Quyết định số 4606/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh.

Cho thuê vòng vèo, buộc phải nộp tiền thu sai quy định vào ngân sách

Đối với nhà đất tọa lạc tại số 1 đường Hoàng Việt, Phường 4, quận Tân Bình, có diện tích 2.575 m2, kết luận thanh tra cho biết khu đất được UBND TP cho khách sạn Đệ Nhất (thuộc Saigontourist) thuê kinh doanh nhà hàng, khách sạn với thời hạn 48 năm tính từ năm 1998, hình thức thuê là trả tiền thuê đất hàng tháng.

Khu đất số 1 đường Hoàng Việt.

Tuy nhiên, quá trình sử dụng khu đất này, Saigontourist đã ký 4 hợp đồng với Công ty TNHH khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, bao gồm: Hợp đồng thuê ký ngày 30/11/2005, cho thuê một phần mặt bằng tòa nhà với tích sử dụng 1.802 m2 (tầng trệt và lầu 1) để công ty này sử dụng làm nơi mua bán, lắp đặt, bảo hành thiết bị điện tử với thời hạn thuê 8 năm, giá thuê 10.000 USD/ tháng.

Hợp đồng ký ngày 5/11/2008 cho thuê 1 phần tầng trệt và toàn bộ lầu 1, lầu 2 của mặt bằng nhà hàng Hoa Sứ Đỏ để làm nơi mua bán, lắp đặt, bảo hành thiết bị điện tử với thời hạn 15 năm, giá thuê 14.100 USD/tháng.

Hợp đồng ký ngày 17/1/2014 cho thuê diện tích 123 m2 với giá 18,7 triệu đồng/tháng và hợp đồng ký ngày 25/7/2016 cho thuê 572 m2 cùng với hệ thống xử lý nước thải tại nhà hàng Hoa Sứ Đỏ với giá 124 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, sau khi thuê mặt bằng, năm 2018, Công ty Phan Khang đã cho Công ty TNHH MTV Marc thuê lại mặt bằng tầng trệt, tầng một kinh doanh siêu thị Auchan. Saigontourist đã nhiều lần yêu cầu Công ty Phan Khang chấm dứt việc cho thuê nhưng doanh nghiệp này không thực hiện.

Do đó, Saigontourist đã có đơn khởi kiện buộc Công ty Phan Khang trả lại mặt bằng thuê, tiền lãi chậm thanh toán cho Saigontourist từ thời điểm Công ty Phan Khang vi phạm hợp đồng đến ngày 31/11/2023 hơn 56 tỷ đồng.

Ngày 22/3/2024, Tòa án nhân dân quận Tân Bình đã đưa vụ án xét xử sơ thẩm và tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc Công ty Phan Khang thanh toán cho Saigontourist tổng số tiền gần 60 tỷ đồng.

Theo ghi nhận từ hiện trạng của thanh tra, tòa nhà tại địa chỉ số 1 Hoàng Việt đang được nhiều đơn vị sử dụng như siêu thị Co.opmart (tầng trệt, 1 phần tầng 2), Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (tầng 2), Vikings Esport Arena (tầng 3).

Thanh tra thành phố kết luận việc Saigontourist được UBND TP.Hồ Chí Minh cho thuê mặt bằng theo hình thức trả tiền thuê hằng năm để kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhưng cho Công ty Phan Khang thuê lại để mua bán, lắp đặt, bảo hành thiết bị điện tử là không đúng quy định theo Luật Đất đai 2003, 2013 và các Nghị định của Chính phủ, quyết định của UBND TP. Do vậy, Saigontourist phải nộp toàn bộ số tiền thu được từ việc cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên kết không đúng quy định vào ngân sách nhà nước.

Ngày 21/6/2024, Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định thu hồi số tiền hơn 20 tỷ đồng là khoản lợi nhuận mà Saigontourist thu được do sử dụng nhà đất cho thuê lại, góp vốn kinh doanh không đúng quy định đối với 2 nhà đất tại số 301 Hải Thượng Lãn Ông và số 1 Hoàng Việt vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra. Saigontourist đã nộp đủ số tiền vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra thành phố.

Từ kết luận trên, Thanh tra TP Hồ Chí Minh kiến nghị Chủ tịch UBND TP chỉ đạo giao Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Saigontourist thực hiện các biện pháp pháp lý đảm bảo quyền lợi của Saigontourist trong vụ kiện tranh chấp với Công ty TNHH khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang tại TAND TP Hồ Chí Minh để kịp thời thu hồi mặt bằng và số tiền gần 60 tỷ đồng là tiền thuê nhà, đất số 1 đường Hoàng Việt để tránh thất thoát.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang đang ngày một lan rộng ở Hà Nội. Hệ lụy để lại cho thị trường bất động sản, cho kinh tế xã hội là không nhỏ.

Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này rơi vào trạng thái đóng băng, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan.

Tại những cuộc đấu giá gần đây ở các huyện của Hà Nội, chỉ có số ít người dân có nhu ở cầu thực, còn lại phần lớn là những đội đấu giá chuyên nghiệp đến từ các địa phương khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, giờ đây, đấu giá đất đã dần trở thành một “nghề”.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định về ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với đất chuyên trồng lúa.

Để tập trung cho công tác phòng chống lũ, huyện Mê Linh đã có thông báo thay đổi thời gian tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. Theo đó, cuộc đấu được lùi sang ngày 18/9 thay vì ngày 12/9 như phương án ban đầu.

Tại cuộc đấu giá 47 thửa đất ở huyện Phúc Thọ vào chiều 10/9, có thửa đất đã được trả ở mức rất cao, lên tới 69,8 triệu đồng/1m2. Đáng nói là các lô đất còn được rao bán ngay tại khu vực tổ chức đấu giá khi mà cuộc đấu còn chưa bắt đầu.