Sự cố máy tính gây xáo trộn khắp toàn cầu
Hoạt động của các sân bay, ngân hàng, hệ thống y tế và nhiều dịch vụ đã bị gián đoạn. Công ty phần mềm an ninh mạng CrowdStrike thông báo đã tìm được nguyên nhân vụ sập hệ thống máy tính toàn cầu.
Hãng tin Reuters ghi nhận, hàng loạt sân bay và hãng hàng không lớn trên toàn thế giới đột ngột thông báo hoãn hoặc hủy chuyến bay vào ngày 19/7. Tại Mỹ, hàng loạt chuyến bay bị hủy với lý do "gặp vấn đề liên lạc". Việc đặt vé, cấp thẻ lên máy bay và một số khâu khác bị lỗi nghiêm trọng.
Ngoài hàng không và ngân hàng, các phương tiện truyền thông cũng bị “đóng băng” trong một khoảng thời gian. Sky News, một trong những đài truyền hình lớn của Anh đã ngừng phát sóng, đưa ra lời xin lỗi vì không thể truyền hình trực tiếp. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của một số quốc gia cũng rơi vào hỗn loạn do sự cố sập hệ thống máy tính toàn cầu vào chiều 19/7.
Đáng chú ý, sự cố công nghệ này còn làm hệ thống máy tính của Quốc hội New Zealand bị gián đoạn, một vài cơ sở hạ tầng quan trọng ở Đức, hệ thống điện tử ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và nhà sản xuất ô tô lớn nhất Ấn Độ Maruti Suzuki bị ảnh hưởng.
Trong một thông báo gửi đến khách hàng chiều 19/7, CrowdStrike xác nhận bản cập nhật phần mềm Falcon Sensor, dùng để bảo vệ máy tính Windows, đã gây ra sự cố. Vấn đề hiện đã được xử lý, trong khi các nhà phân tích nhận định đây có thể là lỗi mất kết nối lớn nhất và có tính tàn phá khủng khiếp nhất từ trước đến nay.
Bang California của Mỹ vẫn đang tiếp tục phải vật lộn với các đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát. Hiện tại, đám cháy lớn nhất là ở Palisades, đã thiêu rụi gần 4.800 héc-ta, với khoảng 1.000 công trình trong đó có biệt thự của nhiều sao Hollywood.
Tình hình cháy rừng ở Los Angeles, miền Nam bang California của Mỹ, đang diễn biến nghiêm trọng. Đến nay đã có 5 người được xác nhận thiệt mạng trong khi hàng vạn người phải sơ tán. Hàng chục nghìn người nhận được yêu cầu sơ tán trong tình trạng khổ sở, khi khói dày đặc và bụi bao trùm khu vực. Hơn 1.000 công trình đã bị phá hủy do hỏa hoạn, khi đám cháy được tiếp sức bằng những trận gió mạnh, độ ẩm thấp và tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Ba Lan thông báo sẽ tổ chức vòng một cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 18/5. Chiến dịch tranh cử diễn ra trong thời gian nước này giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2025.
Các đám cháy rừng vẫn đang tiếp tục hoành hành vượt tầm kiểm soát ở bang California thuộc bờ Tây nước Mỹ. Thiệt hại từ thảm họa này tới nay ước tính có thể lên tới hơn 50 tỷ USD.
Một loạt lãnh đạo châu Âu đã đưa ra quan điểm cứng rắn sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có phát biểu gây sốc về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch. Quan điểm của châu Âu là cần tôn trọng chủ quyền đối với các quốc gia.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề nghị Tòa án Tối cao ngăn chặn tòa án bang New York tuyên án ông vào ngày 10/1 tới. Động thái được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi yêu cầu tương tự của ông Trump bị tòa án tại New York bác bỏ.
0