Tác động tích cực của bảng giá đất mới

Trước thời điểm bước sang năm mới 2025, Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất. Được xây dựng trên cơ sở rà soát, phân tích số liệu từ thực tế các quận, huyện, thị xã, bảng giá đất mới có nhiều tác động tích cực đến quản lý và sử dụng đất, đặc biệt ở các khía cạnh, như đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, giải phóng mặt bằng và thiết lập chính sách tài chính.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Đối với giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, mức tăng dao động từ 20% đến 25% tại các huyện và 28% đến 70% tại các quận. Tại các huyện, việc điều chỉnh không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, mà còn tạo động lực thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.

Ngược lại, tại các quận, mức tăng cao hơn tạo sức ép kinh tế đối với các cơ sở sản xuất hiện có, thúc đẩy việc di dời ra ngoài trung tâm, qua đó giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ và phù hợp với quy hoạch đô thị. Bảng giá mới góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người bị thu hồi đất, khuyến khích họ chấp hành chính sách giải phóng mặt bằng.

Điều này tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Bên cạnh đó, việc bảng giá tiếp cận gần hơn với giá thị trường giúp giảm bớt sự chênh lệch, thiết lập cơ chế quản lý đất đai đồng bộ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Quan trọng hơn, điều chỉnh này cũng giúp tăng nguồn thu ngân sách thông qua các khoản thuế, phí và nghĩa vụ tài chính về đất, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.

120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).