Tái hiện 'Tây du ký' qua công nghệ AI gây kinh ngạc

Đoạn phim hoạt hình "Tây du ký" mới đây do AI thực hiện làm người xem bất ngờ vì hình ảnh phong phú, sống động.

Theo báo Yangtse Evening Post, một đoạn phim hoạt hình có tên "Hầu vương vấn thế" đã được đăng tải trên tài khoản Douyin từ ngày 14/2 và đã thu hút sự chú ý của khán giả. Đoạn phim này có độ dài gần bốn phút và được thực hiện bởi một tài khoản có tên là Phùng, người đã làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật trong 15 năm.

Theo Phùng, nếu chỉ có con người thực hiện, đoạn phim này sẽ tốn ít nhất nửa năm để hoàn thành. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), anh đã hoàn thành nó trong một tuần. Đoạn phim hoạt hình này kể về sự ra đời của Tôn Ngộ Không dựa trên câu chuyện Tây du ký của tác giả Ngô Thừa Ân.

Trong phim, hình ảnh được tạo ra rất phong phú với các cung điện, những mái nhà bằng gạch lưu ly và Hoa Quả Sơn - lãnh địa của Tôn Ngộ Không. Tác giả cũng tái hiện cảnh Tôn Ngộ Không vượt biển và gặp Phật tổ.

Tái hiện Tây du kí qua công nghệ AI

Hàng nghìn người đã bày tỏ sự kinh ngạc trước hiệu ứng hình ảnh trong đoạn phim hoạt hình này. Một số khán giả đã viết: "Thật đáng sợ, ngành hoạt hình sắp tàn, nhưng với người mê phim, đây là dấu hiệu của sự bùng nổ vì nhiều cảnh trong tiểu thuyết rất khó dựng thành phim nhưng với công nghệ AI, đây không còn là việc khó", "Chờ sự xuất hiện của các thần tượng ảo, thần tượng bây giờ dễ sụp đổ quá". Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn con người: "Nhìn video thiếu cảm xúc, cảnh động còn gượng gạo không thể sánh bằng sức lao động của con người".

Nhiều người đã đề nghị Phùng làm các tập tiếp theo về Tây du ký và hỏi anh về cách thức tạo ra đoạn phim này. Phùng tiết lộ rằng đoạn phim được thực hiện qua bốn bước: lên ý tưởng, tạo hình ảnh tĩnh bằng văn bản, làm ảnh động và chỉnh sửa biên tập. Anh đã sử dụng ChatGPT để phân tích từ ngữ trong nguyên tác và giúp AI xác định các phân cảnh. Sau đó, Phùng tự mình chọn các phương án hợp lý cho đoạn phim.

Khi đã có các phân cảnh, Phùng sử dụng phần mềm vẽ AI để phác thảo các hình ảnh mong muốn và sử dụng một phần mềm khác để tạo chuyển động cho hình ảnh này. Anh đã tự viết lời thoại cho đoạn phim và sử dụng AI để lồng tiếng. Đối với một số nhân vật đặc biệt, tác giả đã tự mình lồng tiếng.

Đoạn phim hoạt hình đã tạo ra sự chú ý lớn từ khán giả và gây ngạc nhiên bởi hiệu ứng hình ảnh phong phú. Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo và sáng tạo của con người đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đoạn phim này. Công nghệ Sora của OpenAI được dự báo có tiềm năng thay thế công việc của nhân viên hậu kỳ trong lĩnh vực làm phim. Với khả năng tạo ra đoạn phim kéo dài một phút, Sora đảm bảo tính thống nhất giữa các cảnh quay và tuân thủ lệnh nhập của người dùng. Nó cũng có khả năng chuyển đổi góc đa dạng từ cận cảnh đến trên không, theo sát chủ thể, thay đổi bố cục linh hoạt và đạt độ chính xác trong khâu chỉnh sửa phông nền.

Như vậy có thể nói, sự tiên tiến của công nghệ Sora mở ra tiềm năng cho việc cắt giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực hậu kỳ của ngành công nghiệp giải trí. Nó có thể thúc đẩy việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất, từ đó tăng mức độ cạnh tranh giữa con người và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên cần lưu ý rằng công nghệ hiện tại vẫn còn hạn chế và chưa thể hoàn toàn thay thế được vai trò của con người trong lĩnh vực làm phim. Mặc dù Sora có thể thực hiện một số tác vụ hậu kỳ, cảm nhận và sáng tạo của con người vẫn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất phim. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và sự sáng tạo của con người có thể mang lại những kết quả tốt nhất trong ngành công nghiệp giải trí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan phim Venice lần thứ 81 sẽ được diễn ra. Mọi thông tin về Giải thưởng điện ảnh lâu đời nhất thế giới luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và giới chuyên môn bởi quy mô, sự góp mặt của các nhà làm phim lớn và những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao.

Liên hoan phim Venice lần thứ 81, một trong những sự kiện điện ảnh danh giá nhất thế giới, sẽ chào đón một đại diện đến từ Việt Nam - "Don't Cry Butterfly" (Mưa trên cánh bướm) của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh. Đây là dự án độc đáo hứa hẹn mang đến cho khán giả quốc tế những góc nhìn mới mẻ về điện ảnh Việt Nam.

Lịch sử luôn là chủ đề được nhiều nhà làm phim hoạt hình quan tâm, nhưng chưa được khai phá xứng đáng với tiềm năng của phim hoạt hình Việt Nam.

Sau những công bố về hai bộ phim truyền hình là “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” cho thấy sự chất lượng, đầu tư chỉn chu của Đài Hà Nội. Mỗi bộ phim lại nói về những khía cạnh khác nhau trong đời sống tại Thủ đô, cũng như tâm tư tình cảm của những con người đang sinh sống tại nơi đây theo những cách gần gũi, chân thực nhưng không kém phần hấp dẫn.

Chỉ với những thông tin ban đầu được tiết lộ, “Mật lệnh hoa sữa” đã thu hút khán giả bởi thông điệp của kịch bản và sự đặc sắc của các tuyến nhân vật. Bên cạnh đó, ê-kíp sản xuất “Mật lệnh hoa sữa” cũng “bảo chứng” cho chất lượng của bộ phim.

Với mong muốn đưa dòng phim hình sự trở lại với khán giả, Đài Hà Nội công bố dự án phim truyền hình mang tên “Mật Lệnh Hoa Sữa”, hứa hẹn mang tới hình ảnh chân thực về chiến sĩ Công an Thủ đô, đồng thời tái hiện những kỳ án từng được phá qua cách kể hứa hẹn hấp dẫn.