Thanh Oai: Chuẩn bị thông xe 2 dự án giao thông

Trong tháng 10 và tháng 11/2024, huyện Thanh Oai sẽ hoàn tất và đưa vào khai thác hai dự án giao thông quan trọng trên địa bàn.

Trên công trường dự án đường giao thông kết nối tỉnh lộ 427 với đường trục phía Nam, huyện Thanh Oai, máy móc đang tập trung lu nèn, đảm bảo kết cấu nền đường. Nếu trời không mưa, cuối tuần này, nhà thầu sẽ tập trung thảm nhựa. Song song với phần việc này, công nhân cũng được huy động tối đa để lát vỉa hè cùng một số hạng mục nhỏ còn lại. Mục tiêu đưa ra, trong tháng 10 này, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ kết nối trực tiếp tuyến đường trục phía Nam với đường Đìa Muỗi dẫn vào trung tâm huyện Thanh Oai, thay vì phải đi đường vòng như trước.

Ông Trần Văn Thắng - Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Hòa Nam cho biết: “Phần việc còn lại chỉ làm bê tông nhựa mặt đường, lát vỉa hè và cây xanh, hệ thống chiếu sáng. Chúng tôi sẽ hoàn thành trong tháng 10 này. Hiện tại, nhà thầu đang tập trung đôn đốc nhân lực, vật lực để thi công”.

Dự án đường trục phát triển kinh tế huyện Thanh Oai đã hoàn thành 85% khối lượng công việc.

Tại dự án đường trục phát triển kinh tế huyện Thanh Oai dài 6,5 km, đến nay, hơn ⅔  chiều dài tuyến (đoạn từ vị trí giao cắt với đường Đìa Muỗi tới cuối tuyến thuộc địa bàn xã Thanh Thùy) đã hoàn thành có thể đưa vào khai thác. Với đoạn tuyến còn lại giao cắt với Quốc lộ 21B và hướng lên đê sông Đáy, nhiều vị trí đang dần hoàn tất nền đường và thảm nhựa, cây xanh.

Hiện 85% khối lượng công việc của dự án đã xong. Các nhà thầu cũng cam kết, ngay trong tháng 11 tới, có thể thông xe, phục vụ nhu cầu đi lại của người và phương tiện. Dự án hoàn thành sẽ tăng tính kết nối, giảm thời gian lưu thông từ khu vực các xã giáp sông Đáy sang phía đường trục phía Nam cũng như đến các quận, huyện như Hà Đông, Thường tín, Phú Xuyên.

Ông Nguyễn Tiến Thi - Đơn vị tư vấn giám sát thi công cho hay: “Với đơn vị giám sát, chúng tôi đã cử cán bộ túc trực thường xuyên, tăng ca cùng nhà thầu để bù lại thời gian nghỉ mưa gió, bão. Đơn vị tư vấn cùng nhà thầu, chủ đầu tư luôn tăng ca, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình”.

Mỗi tuyến đường mới khơi thông sẽ là động lực để địa phương thúc đẩy hơn trong giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương lân cận; từng bước xây dựng mạng lưới giao thông cửa ngõ Thủ đô ngày càng thuận tiện và an toàn phục vụ nhu cầu đi lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô nước Việt có lịch sử cả nghìn năm, từng nhiều lần bị đội quân xâm lược ngoại bang chiếm đóng. Như một tất yếu của lịch sử, mọi đội quân xâm lược, sớm hay muộn đều bị quân dân ta đánh cho tan tác ngay trên đất Thủ đô.

Hôm nay, 10/10, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, hàng nghìn đại biểu hội tụ, kỷ niệm ngày đoàn quân tiến về Thủ đô trong buổi sáng thu 70 năm trước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Từ tàu điện leng keng, nay Thủ đô đã có đường sắt đô thị; từ những tuyến buýt nội thành, nay xe buýt đã kết nối đến 30 quận, huyện, thị xã, từ thành thị cho đến nông thôn, vùng sâu vùng xa…