Thi nhảy cầu kỷ niệm 20 năm tái thiết cây cầu cổ
Hàng ngàn du khách đã chịu đựng cái nóng khắc nghiệt để cổ vũ cho những vận động viên nhảy xuống từ cầu cổ tại thành phố Mostar của Bosnia và Herzegovina. Có những người còn thức tới tận tối muộn chờ đợi màn bắn pháo hoa rực rỡ trên cầu.
Ba mươi tám vận động viên Bosnia và nước ngoài đã tham gia cuộc thi. Họ nhảy ở độ cao 24 mét từ vòm cầu xuống vùng nước lạnh của sông Neretva bên dưới.
Anh Vedad Dedic, người chiến thắng cuộc thi, cho biết: "Khi nhảy xuống cầu, tôi bị choáng ngợp đến nỗi thậm chí không nhận ra dòng sông lạnh như thế nào. Khán giả và bạn bè xung quanh khiến tôi cảm nhận được những cảm xúc tuyệt vời nhất. Tôi muốn cảm ơn từng người trong số họ, cùng với những du khách khác của thành phố Mostar".
Cây cầu cổ được xây dựng từ thế kỷ 16, một kỳ quan kiến trúc thời Ottoman, đã bị phá hủy vào năm 1993. Năm 2004, Ngân hàng Thế giới và UNESCO tài trợ xây dựng lại cây cầu, như một biểu tượng của sự hòa giải và thống nhất cho thị trấn bị chia rẽ về mặt sắc tộc. Cây cầu này sau đó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2005.
30 giờ sau khi trận động đất, ngày 29/3, các nhân viên cứu hộ được một phụ nữ còn sống ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở thành phố Mandalay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thỏa thuận với các nước về thuế đối ứng nếu như Washington “có được gì đó” sau các cuộc đàm phán.
Ngày 28/3, theo giờ địa phương, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã có chuyến thăm gây tranh cãi đến Greenland, hòn đảo bán tự trị của Đan Mạch.
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ làm rung chuyển các tòa nhà và làm sập một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng tại Bangkok.
Số người thiệt mạng do trận động đất tại Myanmar đã tăng lên hơn 1.000 người, trong khi gần 2.400 người bị thương và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Các hoạt động cứu hộ cứu nạn tại Bangkok và Mandalay đang được khẩn trương triển khai sau trận động đất kinh hoàng ngày 28/3.
0