Thiếu nguồn cung nhà ở đủ điều kiện pháp lý
Thời bất động sản (BĐS) sốt và người người đi buôn đất, chỉ qua vài lời cam kết, giới thiệu, người ta dễ dàng có thể “xuống tiền” mua mảnh đất chưa hoàn thiện giấy tờ. Thậm chí cậy các mối quan hệ quen biết để có thể đặt mua được những căn hộ hay “suất đất ngoại giao” trực tiếp từ chủ đầu tư, không quan tâm kỹ đến hợp đồng; chả để ý tới nguồn gốc đất, bởi thời điểm đó thị trường ảo nên cứ mua là thắng.
Vậy nên cùng với sự vào cuộc của Chính phủ khi siết lại thị trường nhằm đưa giá BĐS trở về đúng giá trị thật. Nhiều dự án có các lỗ hổng pháp lý đã lộ ra để lại cho không ít chủ đầu tư những kinh nghiệm đau lòng. Trong đó, bài học về sự cẩn trọng khi tìm hiểu tính pháp lý, giấy tờ trước khi mua nhà đất được coi là ưu tiên số một. Một vòng luẩn quẩn diễn ra: không có sản phẩm (nghĩa là thiếu nguồn cung) khiến giá thành BĐS bị đẩy cao trong khi hàng ngàn công trình chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý bị bỏ hoang hoặc dở dang do chủ đầu tư không vay được vốn ngân hàng, không có tiền xây dựng. Ngay cả những tập đoàn lớn, có thương hiệu cũng rơi trong tình cảnh này.
Theo một đơn vị phân tích dữ liệu thị trường BĐS Việt Nam thì tính hết quý 3/2023: chỉ có 33/63 tỉnh thành có dự án bất động sản đang mở bán với hơn 203.300 sản phẩm nhà ở (bao gồm cả thấp tầng và cao tầng). Tuy nhiên đáng chú ý nếu đúng theo Luật hiện hành thì số lượng sản phẩm sơ cấp đủ pháp lý bán hàng chỉ chiếm 87% (tương đương gần 178.000 căn). Trong đó các sản phẩm chung cư chiếm tới hơn 72% (tức khoảng 129.000 căn hộ), còn lại khoảng 49.000 sản phẩm là thấp tầng.
“Thiếu giấy tờ pháp lý” là cụm từ để chỉ hàng trăm lý do mà chủ đầu tư gặp phải trong quá trình triển khai dự án khiến không thể vay vốn ngân hàng hay bán sản phẩm cho khách hàng. Với những dự án đã thành hình hay được hoàn thành tới 50-70% khi rơi vào tình trạng này sẽ khiến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, công trình xuống cấp trong khi khách hàng không có sản phẩm (dù đã đóng cọc trước đó ít nhiều). Vậy nên lúc này ngoài đợi chờ những gói giải cứu từ Chính phủ thì giải pháp lớn nhất vẫn chính là doanh nghiệp phải tự cứu mình khi cân đối lại các dự án đầu tư và tập trung vào những sản phẩm đã hình thành, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để thu được nguồn tiền. Tuy nhiên lúc này cũng cần thêm cả sự đồng hành từ phía ngân hàng.
Thực tế cho thấy tỉ lệ sản phẩm nhà ở sơ cấp đủ pháp lý đang tăng dần trong thời gian qua, chứng minh sự hiệu quả trong công tác quản lý chặt chẽ của nhà nước thông qua điều chỉnh các chính sách pháp luật về đất đai và nhà ở. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các dự án trong tương lai sẽ cần đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn để đạt tiêu chuẩn pháp lý mở bán. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp cũng cần thêm cả kinh nghiệm và nỗ lực hơn cho thời gian chuẩn bị các yếu tố cần và đủ cho một dự án đầu tư của mình. Vậy nên dự báo trong ngắn hạn vẫn sẽ thiếu hụt nguồn cung nhà nhưng xét về lâu dài, điều này là cần thiết khi chúng ta đang hướng tới sự minh bạch trong thị trường BĐS.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
0