Thủ tướng dự ‘Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình’

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” - sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Tham dự ngày hội có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, thường trực Ban Bí thư Lương Cường. Về phía thành phố Hà Nội có nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thành phố, các tổ chức quốc tế và đông đảo các tầng lớp nhân dân cả nước và Thủ đô Hà Nội.

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm ngày thành phố Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”, đây là dịp để Hà Nội tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình, Hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là lẽ sống, là đạo đức và phong cách ứng xử, là truyền thống văn hóa, là khát vọng hòa bình của người dân Hà Nội, của dân tộc Việt Nam và là di sản vô giá các thế hệ cha ông ta để lại, phải trân trọng, có trách nhiệm gìn giữ, phát huy, lan tỏa và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: sự kiện nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Đặc biệt hơn nữa, sự kiện này thực sự là ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" được tổ chức dưới hình thức không gian văn hóa, lịch sử - sân khấu thực cảnh. Chương trình được chia làm ba phần chính. Trong đó, phần 1: Ký ức Hà Nội, tái hiện những thời khắc lịch sử của Hà Nội qua các tiết mục nghệ thuật; phần 2: Dòng chảy di sản, giới thiệu các di sản văn hóa của Thủ đô; phần 3: Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, giới thiệu về hành trình phát triển của Hà Nội từ một thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh trở thành một thành phố vì hòa bình với sức sống mạnh mẽ, hiện đại.

Hà Nội đang cùng cả nước vươn mình trong kỷ nguyên mới, thể hiện khát vọng xây dựng Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình - Thành phố sáng tạo, Thủ đô "Văn hiến - văn minh - hiện đại" như Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thông qua sự kiện này, Hà Nội không chỉ khẳng định vị thế của thành phố lịch sử, văn hóa mà còn là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.