Tái hiện dòng chảy di sản nghìn năm Thăng Long – Hà Nội

Thăng Long – Hà Nội, nơi lắng hồn dân tộc; nơi hội tụ khí thiêng sông núi; nơi kết tinh và tỏa sáng văn hóa Việt Nam. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.

Sau khi xem phim giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.

Mở đầu là màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức
Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Sau màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai là tiết mục giới thiệu tục thờ, lễ hội Tản viên Sơn Thánh, thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương”, tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, thờ Hai Bà Trưng.

Màn diễu hành thờ “Thăng Long tứ trấn” được thể hiện đặc sắc, đậm dấu ấn linh thiêng.

Trình diễn tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, Hai Bà Trưng, Thăng Long tứ trấn và thờ Mẫu.
Màn diễu hành thờ “Thăng Long tứ trấn” được thể hiện đặc sắc, đậm dấu ấn linh thiêng.

Màn diễu hành giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian cũng thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách, múa cổ “Giảo Long”, múa “Bồng, nghệ thuật”; múa rối, hát xẩm, kéo co, cồng chiêng.

Múa Trống bồng - một trong mười điệu múa cổ đất Thăng Long của người dân làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì.

Múa Trống bồng là một trong 10 điệu múa cổ đặc sắc, được biểu diễn trong mỗi tuần tế của Lễ hội Làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì. Với động tác đánh trống khoa rộng tay, nhấc chân cao bước rộng, người đảo phóng khoáng và khuôn mặt lúc nào cũng lúng liếng ánh cười đặc sắc, qua bao biến cố, thăng trầm, điệu múa vẫn còn nguyên thần sắc, hồn cốt tươi vui của nét văn hoá nguyên thuỷ mà cha ông truyền lại.Tiếp theo là màn diễu hành các làng nghề: tranh dân gian Hàng Trống, thêu Quất Động, gốm Bát Tràng, tò he Xuân La, dệt Phùng Xá, lụa Vạn Phúc. Văn hóa ẩm thực: Xôi Phú Thượng, cốm Làng Vòng, trà sen Tây Hồ, giò chả Ước Lễ.

Sau đó là phần vinh danh di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong hệ thống các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển kể từ khi thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Đây là quần thể di tích đặc biệt của Thủ đô, nơi hội tụ của giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, lịch sử và nghệ thuật, khoa học và giáo dục, thông tin tư liệu ký ức, niềm tự hào của người dân Thủ đô và dân tộc Việt Nam trong truyền thống nghìn năm văn hiến của Việt Nam.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2010, UNESCO công nhận 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Ấn tượng nhất có lẽ là màn tái hiện lễ ăn hỏi của người Hà Nội xưa trên nền ca khúc “Hà Nội 12 mùa hoa”. Gần 100 người đã đưa người xem trở lại không gian cưới hỏi đầy hoài niệm, với xích lô, và những lễ vật của Hà Nội những năm tháng xưa.

Những nét đặc sắc nhất của hơn 1.000 năm lịch sử Thăng Long - Hà Nội đã được thể hiện trên phố đi bộ Hoàn Kiếm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" mang đến nhiều cảm xúc với người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào sáng 6/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Thăng Long – Hà Nội, nơi lắng hồn dân tộc; nơi hội tụ khí thiêng sông núi; nơi kết tinh và tỏa sáng văn hóa Việt Nam. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.

Màn thực cảnh hoành tráng tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng” đã được tái hiện hào hùng và đầy cảm xúc lịch sử trong chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Trong phần mở đầu, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng đã được tái hiện.

Tại buổi làm việc với TP.HCM ngày 5/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98 và thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển, các bộ, ngành và Thành phố phải phối hợp tốt với nhau, cần gỡ khó hơn nữa cho TP.HCM.